Luận Văn Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Vy Hoa

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: MỞ ĐẦU​ ​ ​ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
    Trong thời đại kinh tế mở cửa, các doanh nghiệp có rất nhiều cơ hội để vươn lên và khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó các DN cũng luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách bởi quy luật cạnh tranh khốc liệt. Muốn đứng vững trên thị trường, các DN buộc phải tìm cho mình những phương án kinh doanh hợp lý cũng như có được một bộ máy quản lý hiệu quả.
    Khi xã hội ngày càng phát triển, mức sống được nâng cao, kéo theo nhu cầu khách quan của con người được nâng lên. Ai cũng muốn sử dụng loại hàng hóa có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và giá cả phù hợp. Chính vì vậy, DN cần phải quan tâm nhiều hơn đến các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các yếu tố đầu vào trong đó phải kể đến nguyên vật liệu. Vì NVL cấu thành nên thực thể sản phẩm, nó chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, do vậy chỉ cần có thay đổi nhỏ về số lượng, giá cả, chủng loại, chất lượng cũng có tác động lớn đến chất lượng và GTSP, ảnh hưởng tới lợi nhuận của DN. Vì vậy, muốn cho hoạt động sản xuất diễn ra ổn định và liên tục thì trước hết phải đảm bảo cung cấp các loại NVL đầy đủ, kịp thời, đúng quy cách phẩm chất.
    Chính vì NVL có vai trò quan trọng như vậy nên công tác hạch toán và quản lý NVL là một trong những khâu quan trọng của công tác kế toán trong DN. Nó có ý nghĩa rất lớn để tiết kiệm chi phí đầu vào, giảm GTSP, nâng cao hiệu quả sản xuất nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
    Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Vy Hoa là đơn vị sản xuất và kinh doanh các sản phẩm về kính và nhôm kính. Công ty sử dụng nguồn NVL đầu vào chủ yếu là kính và nhôm nhưng đa dạng và phong phú về chủng loại, nhiều về số lượng, do vậy công tác hạch toán NVL ở đơn vị rất quan trọng, nó đã giúp cho công ty quản lý tốt các vấn đề phát sinh liên quan đến thu mua, bảo quản, sử dụng và cung ứng NVL trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, việc sử dụng sổ sách, chứng từ kế toán liên quan đến vấn đề nhập - xuất - tồn, xử lý phế liệu vẫn còn nhiều bất cập nên công tác hạch toán NVL tại công ty chưa phản ánh kịp thời những vấn đề phát sinh liên quan đến NVL. Nhận thấy tầm quan trọng của NVL trong quá trình sản xuất cũng như xuất phát từ tình hình thực tế tại công ty, vì vậy tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Vy Hoa”.

    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Tìm hiểu tổ chức công tác kế toán NVL tại Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Vy Hoa.

    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán NVL.
    - Tìm hiểu thực trạng tổ chức công tác kế toán NVL tại Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Vy Hoa.
    - Đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL.

    1.3 Nội dung, phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 Nội dung nghiên cứu
    Tìm hiểu về tổ chức công tác kế toán NVL tại Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Vy Hoa.

    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi nội dung: Tập trung chủ yếu vào tổ chức công tác kế toán NVL tại Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Vy Hoa.
    - Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Vy Hoa.


    1.4 Phương pháp nghiên cứu
    1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
    - Số liệu thứ cấp: Là những số liệu được thu thập từ các nguồn có sẵn như sách báo, tạp chí, internet, đặc biệt là từ các phòng ban trong công ty.
    - Số liệu sơ cấp: Là số liệu thu được thông qua quan sát thực tiễn hoạt động kinh doanh của công ty.

    1.4.2 Phương pháp xử lý số liệu
    Sau khi thu thập được các số liệu thứ cấp và sơ cấp thì tiến hành sắp xếp chúng thành một hệ thống phù hợp với đề tài và được xử lý bằng phần mềm Excel.

    1.4.3 Phương pháp phân tích số liệu
    - Phương pháp thống kê kinh tế: Tổng hợp số liệu và hệ thống hóa tài liệu trên cơ sở phân tổ thống kê và phân tích số liệu. Áp dụng phương pháp này, công ty phân chia NVL thành từng nhóm, loại NVL cho phù hợp với tính chất lý, hoá học, mục đích sử dụng khác nhau. Ngoài ra, sử dụng phương pháp này vào quá trình nhập - xuất NVL đáp ứng cho yêu cầu sản xuất để phân tích và đánh giá tình hình hạch toán NVL, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp cho công ty trong công tác tổ chức hạch toán NVL.
    - Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh để thấy được sự biến động của các chỉ tiêu như doanh thu, chi phí của công ty qua các năm, từ đó đánh giá khách quan về tình hình hoạt động của công ty và trên cơ sở đó đưa ra kết luận, kiến nghị, định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện nâng cao kết quả kinh doanh.

    1.4.4 Phương pháp chuyên môn kế toán
    - Phương pháp chứng từ: Được xác định sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, những minh chứng các nghiệp vụ nhập, xuất, tồn NVL. Đồng thời là căn cứ để ghi sổ kế toán.
    - Phương pháp đối ứng tài khoản: Tài khoản đối ứng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến NVL.
    - Phương pháp tính giá: Tính giá là dùng thước đo giá trị để biểu hiện các tài sản, các loại NVL ở các mức giá khác nhau, từ đó phản ánh và cung cấp thông tin về tài sản và về NVL để đưa ra giải pháp thích hợp tại các thời điểm khác nhau.
    - Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán: Dùng phương pháp này sẽ khái quát lên tình hình tài sản và kết quả kinh doanh, các mối quan hệ nhập, xuất, tồn NVL trong công ty.

    1.4.5 Phương pháp chuyên gia
    Là phương pháp lấy ý kiến của giáo viên hướng dẫn, của cán bộ quản lý trong công ty để phục vụ cho đề tài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...