Luận Văn Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thu's Miuu, 7/6/12.

  1. Thu's Miuu

    Thu's Miuu New Member

    Bài viết:
    295
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó góp phần tạo dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước. Chính vì vậy, để ngành xây dựng cơ bản nói chung và Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 nói riêng ngày càng phát triển và nâng cao tầm quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân thì mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là tăng lợi nhuận. Điều đó đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp phải có các biện pháp để giảm thiểu chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm. Muốn vậy, kế toán với vai trò là một công cụ quản lý phải ngày càng được củng cố, hoàn thiện nhằm mục tiêu giảm thiểu chi phí mà đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu.
    Trong các doanh ngiệp sản xuất, vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở cấu thành nên thực thể sản phẩm mới. Đặc biệt, trong ngành xây dựng, nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng rất lớn khoảng 70 – 75% trong toàn bộ chi phí sản xuất. Do đó muốn tối đa hoá lợi nhuận bên cạnh việc sử dụng đúng loại nguyên vật liệu, đảm bảo chất lượng, doanh nghiệp phải sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguyên vật liệu. Muốn vậy, doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác quản lý nguyên vật liệu trong tất cả các khâu từ khâu thu mua, dự trữ, bảo quản và đưa vào sử dụng. Như vậy có thể nói việc quản lý nguyên vật liệu là cần thiết từ đó đòi hỏi công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu phải được thực hiện tốt, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, hạ thấp chi phí trong giá thành.
    Xuất phát từ những lý do trên, đồng thời qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 em đã đi sâu tìm hiểu thực tế và nhận thấy tầm quan trọng của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất, sự cần thiết phải tổ chức quản lý nguyên vật liệu và tổ chức kế toán nguyên vật liệu của Công ty. Với những kiến thức thu nhận được trong quá trình học tập tại nhà trường cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, chú, các anh chị trong phòng Tài chính – Kế toán của Công ty, đặc biệt với sự hướng dẫn tận tình của Cô Nguyễn Thị Ngọc Thạch, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4”
    Về mặt kết cấu, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của luận văn được chia thành 3 chương như sau:
    Chương 1: Lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp xây lắp.
    Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4
    Chương 3: Một số ý kiến hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4.
    Do trình độ và thời gian thực tập có hạn, công tác quản lý nguyên vật liệu rất phức tạp, nên bản luận văn này chỉ mới đi vào tìm hiểu một số vấn đề chủ yếu và chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các cô chú trong phòng Tài chính – Kế toán để đề tài được hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn!
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1 3
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 3
    1.1 Sự cần thiết tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp xây lắp 3
    1.1.1 Vị trí của nguyên vật liệu đối với quá trình xây lắp 3
    1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu quản lý đối với nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp 4
    1.1.2.1 Khái niệm 4
    1.1.2.2 Đặc điểm của nguyên vật liệu 4
    1.1.2.3 Yêu cầu quản lý đối với nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp 4
    1.1.3 Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu ở các doanh ngiệp xây lắp 5
    1.2 Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp xây lắp 6
    1.2.1 Phân loại nguyên vật liệu 6
    1.2.1.1 Phân loại căn cứ vào yêu cầu quản lý nguyên vật liệu. 6
    1.2.1.2 Phân loại căn cứ vào nguồn gốc của nguyên vật liệu. 7
    1.2.1.3 Phân loại căn cứ mục đích và nơi sử dụng nguyên vật liệu 7
    1.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu 8
    1.2.2.1 Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu. 8
    1.2.2.2 Các cách đánh giá nguyên vật liệu 8
    1.3 Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu 11
    1.3.1 Chứng từ sử dụng 11
    1.3.2 Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu 11
    1.3.2.1 Phương pháp mở thẻ song song 12
    1.3.2.2 Phương pháp số dư 13
    1.3.2.3 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 15
    1.4 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 16
    1.4.1 Phân biệt kế toán nguyên liệu vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ 16
    1.4.1.1 Phương pháp kê khai thường xuyên: 16
    1.4.1.2 Phương pháp kiểm kê định kỳ 17
    1.4.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên 17
    1.4.2.1 Tài khoản kế toán sử dụng 17
    1.4.2.2 Kế toán tổng hợp tăng nguyên liệu vật liệu 18
    1.4.2.3 Kế toán tổng hợp giảm nguyên liệu vật liệu 20
    1.4.3 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ 21
    1.4.3.1 Tài khoản sử dụng 21
    1.4.3.2 Phương pháp kế toán 21
    1.5 Trình bày thông tin trên báo cáo kế toán 22
    1.6 Tổ chức hình thức kế toán, các sổ kế toán sử dụng 22
    1.6.1 Trong hình thức kế toán chứng từ ghi sổ 23
    1.6.1.1. Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản. 23
    1.6.1.2. Trình tự ghi sổ kế toán. 23
    1.6.2 Trong hình thức kế toán nhật ký chung 24
    1.6.2.1. Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản. 24
    1.6.2.2. Trình tự ghi sổ kế toán. 24
    1.6.3 Trong hình thức kế toán nhật ký – sổ cái 25
    1.6.3.1. Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản. 25
    1.6.3.2. Trình tự ghi sổ kế toán. 25
    1.6.4 Trong hình thức kế toán nhật ký chứng từ 26
    1.6.4.1. Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản 26
    1.6.4.2. Trình tự ghi sổ kế toán. 26
    1.7 Tổ chức kế toán trong điều kiện ứng dụng kế toán máy vi tính. 27
    1.7.1 Chức năng, nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong kế toán máy 27
    1.7.2 Tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong điều kiện ứng dụng máy vi tính 27
    1.7.2.1 Tổ chức mã hoá các đối tượng quản lý 27
    1.7.2.2 Khai báo, cài đặt. 28
    1.7.2.3 Chứng từ kế toán. 28
    1.7.2.4 Hệ thống tài khoản kế toán 28
    1.7.2.5 Trình tự kế toán 28
    1.7.2.6 Hệ thống sổ sách, báo cáo kế toán 29
    CHƯƠNG 2 30
    THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 4 30
    2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 30
    2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển của công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 30
    2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh 31
    2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 31
    2.1.2.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh 34
    2.1.3 Tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 35
    2.1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán 35
    2.1.3.2 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 38
    2.1.3.3 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 38
    2.1.3.4 Tổ chức hệ thống sổ kế toán 39
    2.1.3.5 Chế độ báo cáo tài chính 40
    2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 41
    2.2.1 Đặc điểm nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 41
    2.2.2 Tổ chức phân loại và tổ chức quản lý kho, sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 42
    2.2.2.1 Tổ chức phân loại nguyên vật liệu 42
    2.2.2.2 Tổ chức quản lý kho, sử dụng nguyên vật liệu 42
    2.2.3 Giới thiệu chung về phần mềm kế toán và các đối tượng quản lý liên quan đến tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty 43
    2.2.3.1 Giới thiệu chung về phần mềm kế toán mà công ty sử dụng 43
    2.2.3.2 Các đối tượng quản lý liên quan đến kế toán nguyên vật liệu tại Công ty 45
    2.2.4 Đánh giá nguyên vật liệu 47
    2.2.5 Thủ tục xin mua và nhập kho 48
    2.2.6 Thủ tục xuất kho 52
    2.2.7 Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu 54
    2.2.8 Tổ chức kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 56
    2.2.8.1 Kế toán tổng hợp tăng nguyên vật liệu 56
    2.2.8.2 Kế toán tổng hợp giảm nguyên vật liệu 72
    2.2.8.3 Kế toán tồn kho nguyên vật liệu 81
    2.2.9 Sổ sách, báo cáo kế toán 83
    2.2.9.1 Sổ sách kế toán 83
    2.2.9.2 Báo cáo tổng hợp chính về nguyên vật liệu: 90
    CHƯƠNG 3 92
    MỘT SỐ Ý KIẾN HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 4 92
    3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty. 92
    3.1.1 Ưu điểm 93
    3.2.1.1 Về tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán 93
    3.1.1.2 Việc áp dụng phần mềm kế toán 93
    3.1.1.3 Vận dụng phương thức khoán trong doanh nghiệp xây lắp 94
    3.1.1.4 Về hạch toán 94
    3.1.1.5 Về hệ thống kho 94
    3.1.1.6 Về kế toán chi tiết 94
    3.1.1.7 Đánh giá nguyên vật liệu theo giá thực tế 95
    3.1.2 Nhược điểm 95
    3.1.2 Phân loại nguyên vật liệu 95
    3.1.2.2 Xây dựng định mức dự trữ nguyên vật liệu 95
    3.1.2.3 Thu hồi phế liệu, nguyên vật liệu dư thừa 96
    3.1.2.4 Công tác phân tích tình hình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu tại công ty. 96
    3.2 Một số ý kiến hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 96
    3.2.1 Định hướng 96
    3.2.2 Nội dung hoàn thiện 97
    3.2.2.1 Ý kiến 1:Phân loại nguyên vật liệu và xây dựng sổ danh điểm nguyên vật liệu. 98
    3.2.2.2 Ý kiến 2: Xây dựng định mức dự trữ nguyên vật liệu 100
    3.2.2.3 Ý kiến 3: Tổ chức công tác theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu để có kế hoạch thu hồi phế liệu và nguyên vật liệu thừa kịp thời 101
    3.2.2.4 Ý kiến 4: Công tác phân tích tình hình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu tại công ty 101
    KẾT LUẬN 104
    Luận văn bao gồm 109 trang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...