Luận Văn Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty bê tông và xây dựng Vĩnh Tuy

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty bê tông và xây dựng Vĩnh Tuy
    LỜI MỞ ĐẦU


    Trong nền kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triể phải có những phương án sản xuất và chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Để làm được điều đó các doanh nghiệp phải luôn cải tiến và năng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hạ giá thành sản phẩm. Do đó công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu được coi là nhiệm vụ quan trọng của mỗi doanh nghiệp .
    Tổ chức hạch toán nguyên vật liệu tốt sẽ cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho các nhà quản lý và các phần hành kế toán khác trong doanh nghiệp để từ đó có thể đưa ra phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nội dung hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu là vấn đề cố tính chất chiến lược đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải thực hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
    Công ty bê tông và xây dựng Vĩnh Tuy là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu phục vụ cho nhu cầu xây dựng. Chính vì vậy việc hạch toán nguyên vật liệu tại công ty rất được chú trọng và là một bộ phận không thể thiếu được trong toàn bộ công tác quản lý của công ty.
    Trong thời gian thực tập tại công ty em đã chọn nghiên cứu đề tài “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty bê tông và xây dựng Vĩnh Tuy” làm đề tài tốt nghiệp. Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung đề tài được trình bầy với kết cấu gồm 3 phần:
    Phần I: Lý luận chung về công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất.
    Phần II : Tình hình thực tế tổ chức kế toán vật liệu ở công ty bê tông và xây dựng Vĩnh Tuy.
    Phần III: Một số ý kiến nhận xét nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty bê tông và xây dựng Vĩnh Tuy.


    PHẦN I

    LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

    1. SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU Ở DOANH NGHIỆP.

    1.1.Đặc điểm và vị trí của nguyên vật liệu với quá trình sản xuất
    Vật liệu là đối tượng lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất góp phần cấu thành thực thể sản phẩm và thuộc tài sản lưu động.
    Quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm mới nguyên vật liệu bị tiêu hao toàn bộ và thay đổi về hình thái chất ban đầu để cấu thành thực thể sản phẩm, chúng chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, về mặt giá trị nguyên vật liệu chuyển dịch toàn bộ một lần giá trị vào giá trị sản phẩm mới tạo ra.
    * Vị trí của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất:
    Trong các doanh nghiệp sản xuất, vật liệu chiếm một tỷ trọng cao trong tổng số TSLĐ và trong tổng số chi phí sản xuất để tạo ra sản phẩm thì chi phí về vật liệu cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể. Vì vậy, chỉ cần một sự biến động nhỏ cảu vật liệu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu giá thành và chỉ tiêu lợi nhuận Để đạt được hiệu quả sản xuất thì biện pháp tối ưu và duy nhất là sử dụng hiệu quả vật liệu trong sản xuất tránh lãng phí, ứ đọng.
    Như vậy chúng ta có thể khẳng định vật liệu đóng vai trò quyết định trong sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp phải quan tâm, chú trọng đến việc hoạch toán vật liệu về cả số lượng, chất lượng.
    1.2. Yêu cầu quản lý vật liệu ở Doanh nghiệp
    Quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm từ khâu thu mua đến khâu bảo quản sử dụng, dự trữ chính là yêu cầu đặt ra đối với việc quản lý vật liệu.
    Khâu thu mua phát sinh ngoài qúa trình sản xuất song nó liên quan trực tiếp đến sản xuất. Thực hiện tốt khâu thu mua không những đảm bảo nguồn cung cấp thường xuyên liên tục mà còn đảm bảo được số lượng, chất lượng, quy cách, giá cả của vật liệu giúp cho sản xuất hoàn thành kế hoạch đặt ra và ngược lại nó sẽ gây khó khăn cho sản xuất.
    Khâu bảo quản, dự trữ vật liệu cũng luôn phải quan tâm chú ý, phải xác định mức dự trữ tối đa, tối thiểu cho từng loại vật liệu đảm bảo không thiếu hụt và tránh ứ đọng. Góp phần hạ thấp chi phí tồn kho, làm tăng vòng quay của vốn nâng cao doanh lợi cho doanh nghiệp .
    Khâu sử dụng vật liệu phải quản lý chặt chẽ sao cho sử dụng tiết kiệm trên cơ sở xác định các định mức dự toán. Có như vậy mới hạ thấp được chi phí , từ đó hạ thấp được giá thành làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp .
    Quán triệt những yêu cầu quản lý vật liệu trên doanh nghiệp sẽ thực hiện tốt công tác kế toán vật liệu.
    1. 3.Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu
    Xuất phát từ vị trí, yêu cầu quản lý vật liệu, công cụ dụng cụ và vị trí của kế toán vật liệu trong quản lý kinh tế doanh nghiệp thì kế toán vật liệuphải thực hiện đầy đủ các quy định sau:
    - Thực hiện chấp hành đầy đủ nguyên tắc thể lệ hạch toán Nhà nước ban hành: Phải mở sổ theo dõi vật liệu theo từng nhóm, từng loại về cả hiện vật và giá trị, xây dựng “danh điểm vật liệu” thống nhất phương pháp tính giá vật liệu.
    - Tăng cường quản lý vật liệu, thường xuyên giám sát việc chấp hành kế hoạch thu mua vật liệu, tình hình thanh toán với người bán, tôn trọng định mức dự trữ, cấp phát và sử dụng hợp lý vật liệu trong quá trình sản xuất.
    - Giải quyết kịp thời ứ đọng vật liệu nhằm tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn của doanh nghiệp .
    - Cung cấp những tài liệu cần thiết cho công tác lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp .
    Tóm lại kế toán vật liệu cần phải thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh các yêu cầu đặt ra có như vậy mới ngày càng hoàn thiện công tác kế toán vật liệu ở doanh nghiệp .
    2. KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP.
    2.1. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu .
    2.1.1. phân loại nguyên vật liệu .
    Để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Chúng có vai trò, công dụng, tính chất lý hoá rất khác nhau và biến động liên tục trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuỳ theo nội dung kinh tế và chức năng của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh cần phải phân loại nguyên vật liệu :
    - Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp và là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành thực thể của sản phẩm mới.
    - Nguyên vật liệu phụ: là đối tượng lao động nhưng không phải là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên thực thể sản phẩm, mà chỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm như là tăng chất lượng nguyên vật liệu chính, tăng chất lượng sản phẩm hoặc phục vụ cho công tác quản lý, phục vụ sản xuất.
    VD: dầu mỡ bôi trơn máy, phụ gia trong sản xuất.
    - Nhiên liệu: Có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất, kinh daonh như xăng, dầu, .
    - Phụ tùng thay thế, sửa chữa: là những chi tiết, phụ tùng, máy móc thiết bị phục vụ cho việc sủa chữa hoặc thay thế những bộ phận, chi tiết máy móc thiết bị.
    VD: Vòng bi, vòng đệm xăm lốp.
    - Thiết bị xây dựng cơ bản: các loại thiết bị, phương tiện được sử dụng trong xây dựng cơ bản ( cả thiết bị cần lắp và không cần lắp như: công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản: thông gió, chiếu sáng ).
    - Nguyên vật liệu khác: là các loại nguyên vật liệu loại ra khỏi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc là phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý TSCĐ và các loại nguyên vật liệu khác chưa được đề cập đến trong các loại kể trên.
    Để phục vụ tốt hơn yêu cầu quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu , cần phải biết cụ thể và đầy đủ số hiện cóvà tình hình biến động của từng thứ nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy doanh nghiệp cần phải phân chia một cách chi tiết hơn theo tính năng lý hoá học, theo quy cách, phẩm chất nguyên vật liệu . Doanh nghiệp phân chia nguyên vật liệu trên cơ sở xây dựng và lập sổ danh điểm nguyên vật liệu . Tuỳ theo số liệu của từng thứ, từng nhóm, từng loại nguyên vật
     
Đang tải...