Luận Văn Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng I Thanh Hoá.

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng I Thanh Hoá.

    [TABLE="width: 100%"]

    [TR]

    [TD="width: 2%"]

    [/TD]

    [TD="width: 96%"]LỜI MỞ ĐẦU


    Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp sản xuất muốn tồn tại vdà phát triển nhất định phải có phương pháp sản xuất kinh doanh phù hợp và hiệu quả. Một quy luật tất yếu trong nền kinh tế thị trường là cạnh tranh, do vậy mà doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để đứng vững và phát triển trên thương trường, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng với chất lượng ngày càng cao và giá thành hạ. Đó là mục đích chung của các doanh nghiệp sản xuất và ngành xây dựng cơ bản nói riêng. Nắm bắt được thời thế trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, với nhu cầu cơ sở hạ tầng, đô thị hoá ngày càng cao. Ngành xây dựng cơ bản luôn luôn không ngừng phấn đấu để tạo những tài sản cố định cho nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thời gian hoạt động, ngành xây dựng cơ bản còn thực hiện tràn làn, thiếu tập trung, công trình dang dở làm thất thoát lớn cần được khắc phục. Trong tình hình đó, việc đầu tư vốn phải được tăng cường quản lý chặt chẽ trong ngành xây dựng cơ bản là một điều hết sức cấp bách hiện nay.

    Để thực heịen được điều đó, vấn đề trước mặt là cần phải hạch toán đầy đủ, chính xác vật liệu trong quá tình sản xuất vật chất, bởi vì đây là yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất, nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Chỉ cần một biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều đó buộc các doanh nghiệp phải quan tâm đến việc tiết kiệm nguyên vật liệu để làm sao cho một lượng chi phí nguyên vật liệu bỏ ra như cũ mà sản xuất được nhiều sản phẩm hơn, mà vẫn đảm bảo chất lượng, đó cũng là biện pháp đúng đắn nhất để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời tiết kiệm được hao phí lao động xã hội. Kế toán với chức năng là công cụ quản lý phải tính toán và quản lý như thế nào để đáp ứng được yêu cầu đó.

    Nhận thức được một cách rõ ràng vai trò của kế toán, đặc biệt là kế toán vật liệu trong quản lý chi phí của doanh nghiệp, trong thời gian thực tập tại Công ty xây dựng I Thanh Hoá cùng với sự giúp đỡ của Phòng Kế toán và được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo - TS. Phạm Tiến Bình, em đã đi sâu vào tìm hiểu công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng I Thanh Hoá.

    Vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được ở trường kết hợp với thực tế về công tác hạch toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng I Thanh Hoá em xin viết đề tài “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng I Thanh Hoá.”

    Bản luận văn này gồm có 3 phần:

    Phần I: Những lý luận chung về kế toán vật liệu tại các doanh nghiệp sản xuất.

    Phần II: Tình hình thực tế tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng I Thanh Hoá.

    Phần III: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng I Thanh Hoá.

    Do kiến thức và lý luận thực tế hiểu biết chưa nhiều nên trong bài viết của mình còn nhiều hạn chế và thiêu sót. Em rất mong được thầy giáo và các cán bộ trong Công ty chỉ bảo thêm để có điều kiện nâng cao kiến thức của mình phục vụ cho công tác sau này.

    Em xin chân thành cảm ơn!

    MỤC LỤC

    Lời nói đầu

    Phần I. Những lý luận chung về quản l ý hạch toán nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp sản xuất 1

    I. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất 1

    1. Vị trí của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất 1

    2. Yêu cầu của công tác quản lý nguyên vật liệu 1

    3. Vai trò công tác kế toán đối với việc quản lý nguyên vật liệu 3

    II. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu 4

    1. Phân loại vật liệu 4

    2. Đánh giá vật liệu 5

    2.1. Đánh giá vật liệu theo giá thực tế 5

    2.2. Đánh giá vật liệu theo giá hạch toán 7

    III. Tổ chức hạch toán chi tiết vật liệu 7

    1. Chứng từ sử dụng 7

    2. Các phương pháp kế toán chi tiết vật liệu 8

    2.1. Phương pháp ghi thẻ song song 8

    2.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 9

    2.3. Phương pháp sổ số dư 10

    3. Kế toán tổng hợp vật liệu 12

    3.1. Kế toán vật liệu tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên 12

    3.2. Kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ 13

    4. Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán nguyên vật liệu 15

    Phần II. Tình hình thực tế về tổ chức kế toán vật liệu tại Công ty xây dựng I Thanh Hoá 16

    I. Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình quản lý của Công ty xây dựng I 16

    1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 16

    2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty 18

    3. Hệ thống tổ chức quản lý và tình hình SXKD hiện nay của

    Công ty 19

    4. Tình hình chung về công tác kế toán của Công ty 23

    II. Thực trạng tổ chức kế toán NVL tại Công ty xây dựng số 1 26

    1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty 26

    2. Phân loại nguyên vật liệu tại Công ty 26

    3. Tổ chức chứng từ 27

    3.1. Khi thu mua và nhập kho nguyên vật liệu 27

    3.2. Khi xuất kho vật tư 29

    3.3. Kế toán chi phí quá trình nhập - xuất vật liệu tại Công ty

    xây dựng 1 30

    4. Kế toán tổng hợp nhập - xuất vật liệu 32

    4.1. Kế toán tổng hợp quá trình nhập vật liệu 32

    4.2. Kế toán tổng hợp quá trình xuất vật liệu 33

    5. Tổ chức ghi sổ kế toán tổng hợp 34

    6. Kiểm kê vật liệu tồn kho 34

    Phần III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức công tác hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng I

    I. Nhận xét và đánh giá chung 35

    1. Nhận xét chung về bộ máy quản lý của Công ty 35

    2. Nhận xét chung về bộ máy kế toán 35

    3. Nhận xét cụ thể về tổ chức hạch toán NVL ở Công ty 36

    3.1. Đánh giá nguyên vật liệu 36

    3.2. Quản lý vật liệu 36

    II. Kiến nghị đề xuất 37

    1. Kiến nghị thứ nhất: Về việc phân loại và lập sổ danh điểm vật liệu 37

    2. Kiến nghị thứ hai: Về phương pháp hạch toán chi tiết NVL 39

    3. Kiến nghị thứ ba: Về phương pháp hạch toán hàng tồn kho 40

    Kết luận.

    [/TD]

    [/TR]

    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...