Luận Văn Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần Bảo Linh

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần Bảo Linh
    LỜI CẢM ƠN

    Đối với một học sinh chuyên nghiệp, thời gian thực tập là thời gian tốt nhất và thực tế nhất để đánh giá, khẳng định những kiến thức đã được học. Kỳ thực tập này khác với những kỳ thi vì thực chất đòi hỏi ở học sinh phải có tính năng động, phải biết cách áp dụng lý thuyết vào môi trường thực tế.
    Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của các giáo viên hướng dẫn và sự quan tâm của cán bộ tại cơ sở thực tập chúng em đã khắc phục được những khó khăn, vướng mắc để hoàn thành tốt các công việc được giao.
    Em xin chân thành gửi tới cô Đỗ Ngọc Anh và cô Lê Thu Hà hai giáo viên hướng dẫn ở trường cùng cô Lưu Thị An cán bộ hướng dẫn tại cơ sở những lời cảm ơn sâu sắc nhất, chân thành nhất.
    Nhân đây em cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu trường THBC – KTTH Hà Nội và phòng kế toán thuộc công ty Cổ Phần Bảo Linh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em hoàn thành tốt đợt thực tập của mình.


    Hà Nội, Ngày 25 tháng 05 năm 2008












    LỜI NÓI ĐẦU

    Nền kinh tế thị trường phát triển mở ra ngày càng nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng đồng thời nó cũng đem lại không ít khó khăn. Tồn tại phát triển hay dần dần lụi bại, ranh giới này đã trở nên mong manh hơn lúc nào hết. Chỉ một quyết định sai lầm, một bước đi không thận trọng cũng có thể đẩy doanh nghiệp tới bờ vực phá sản. Vì vậy gánh nặng đặt lên vai các nhà quản lý là phải làm sao để doanh nghiệp mình có đủ khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.
    Với đặc điểm là chi phí vật liệu thường chiếm tỉ trọng rất lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do đó việc quản lý, sử dụng tiết kiệm, hợp lý vật liệu có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp xây lắp. Bên cạnh những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thì việc hạ thấp mức tiêu hao vật liệu cũng luôn được các nhà quản lý đặc biệt quan tâm.
    Nhận thức được tầm quan trọng của vật liệu, trong thời gian thực tập tại công ty được sự giúp đỡ của các cô chú cán bộ phòng kế toán tài chính và sự hướng dẫn tận tình của cô giáo - Đỗ Ngọc Anh và cô Lê Thu Hà em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài : “ Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần Bảo Linh ”.
    Chuyên đề gồm ba phần :
    Phần 1 : Những vấn đề lý luận chung về tổ chức công tác kế toán vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp.
    Phần 2 : Thực tế tổ chức công tác kế toán vật liệu ở Công ty cổ phần Bảo Linh.
    Phần 3 : Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán vật liệu ở Công ty cổ phần Bảo Linh.

    Do khả năng và thời gian có hạn cho nên bài luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của thầy cô và các cô chú cán bộ trong công ty để đề tài của em được hoàn thiện hơn
    Hà Nội, tháng 5 năm 2008
    Học sinh

    CHƯƠNG 1
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC
    KẾ TOÁN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮp

    1.1. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp
    1.1.1.Khái niệm, đặc điểm và vai trò của vật liệu
    Trong doanh nghiệp xây dựng vật liệu là đối tượng lao động, một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và là cơ sở vật chất cấu thành lên thực thể sản phẩm xây dựng. Trên thực tế vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, bị tiêu hao toàn bộ và chuyển dịch giá trị một lần vào giá trị công trình mới tạo ra. Đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp xây dựng là chi phí vật liệu thường chiếm tỉ trọng rất lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, từ 70 đến 80%, do đó việc quản lý và sử dụng tiết kiệm, hợp lý vật liệu là vấn đề được các nhà quản lý luôn quan tâm hàng đầu nhất là trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Quy luật đào thải khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi cách nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm trong đó có việc giảm mức tiêu hao vật liệu. Tuy nhiên đây không phải là một công việc đơn giản bởi vì giảm chi phí vật liệu nhưng vẫn phải đảm bảo tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng cho các công trình.
    Từ những đặc điểm trên ta thấy vật liệu có vai trò hết sức quan trọng trong doanh nghiệp xây lắp, nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng công trình mà còn ảnh hưởng đến lợi nhuận, đến khả năng cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp . Do đó cần phải tổ chức công tác kế toán vật liệu nhằm đạt tới sự hoàn thiện trong việc quản lý và sử dụng, đáp ứng các yêu cầu đặt ra của thực tế.
    1.1.2. Yêu cầu của công tác quản lý vật liệu
    Là tài sản dự trữ sản xuất, thường xuyên biến động lại chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp vì vậy việc quản lý vật liệu sao cho vừa tiết kiệm vừa có hiệu quả là bài toán làm đau đầu không ít các nhà quản lý. Trên thực tế điều này chỉ có thể thực hiện được khi doanh nghiệp làm tốt công tác quản lý vật liệu ở tất cả các khâu từ khâu thu mua, vận chuyển, bảo quản cho đến khâu dự trữ và sử dụng.
    + Ở khâu thu mua đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý về số lượng, chất lượng, qui cách, chủng loại, giá cả và chi phí thu mua vật liệu theo đúng tiến độ, thời gian, phù hợp với kế hoạch sản xuất, thi công của đơn vị mình. Muốn vậy thì cần phải cân nhắc ngay từ đầu trong việc lựa chọn nguồn cung ứng vật liệu, địa điểm, thời gian giao hàng cũng như về phương tiện và cước phí vận chuyển. Đồng thời phải dự đoán trước được những biến động về cung cầu và giá vật liệu trên thị trường để có biện pháp điều chỉnh thích hợp.
    + Ở khâu bảo quản cần chú trọng đầu tư nâng cấp hệ thống kho tàng, bến bãi, thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loại vật liệu nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng hao hụt, hư hỏng, mất mát.
    + Ở khâu dự trữ cần xây dựng các định mức dự trữ thích hợp cho từng loại vật liệu trong từng giai đoạn tránh tình trạng ứ đọng hay khan hiếm vật liệu từ đó ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn và tiến độ thi công các công trình.
    + Ở khâu sử dụng cần sử dụng tiết kiệm, hợp lý trên cơ sở định mức dự toán chi phí vật liệu đã đề ra. Nhiệm vụ của các nhà quản lý là phải thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vật liệu nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời tình trạng sử dụng lãng phí, không đúng mục đích, tình trạng bớt xén, đưa các loại vật liệu sai quy cách, phẩm chất vào trong thi công .Đồng thời có chính sách khuyến khích việc phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm hạ thấp mức tiêu hao vật liệu như tận dụng các phế liệu thải hồi hay sử dụng vật liệu rẻ tiền thay thế.
    1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán vật liệu
    Xuất phát từ vai trò và đặc điểm của vật liệu trong các doanh nghiệp xây lắp, kế toán vật liệu cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
    - Ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình luân chuyển của vật liệu cả về giá trị và hiện vật. Tính toán đúng đắn trị giá vốn thực tế của vật liệu nhập và xuất kho.
     
Đang tải...