Luận Văn Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty cổ phần xây dựng Phương Nam

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU


    Hiện nay trong nền kinh tế quốc dân nói chung và trong từng doanh nghiệp xây lắp nói riêng đã không ngừng được đổi mới và phát triển cả hình thức, quy mô và hoạt động xây lắp. Cho đến nay cùng với chính sách mở cửa, các doanh nghiệp tiến hành hoạt động xây lắp đã góp phần quan trọng trong việc thiết lập nền kinh tế thị trường và đẩy nền kinh tế hàng hoá trên đà ổn định và phát triển. Thực hiện hạch toán trong cơ chế hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp xây lắp phải tự lấy thu bù chi, tự lấy thu nhập của mình để bù đắp những chi phí bỏ ra và có lợi nhuận. Để thực hiện những yêu cầu đó các đơn vị phải quan tâm tới tất cả các khâu trong quá trình thi công từ khi bỏ vốn ra cho đến khi thu được vốn về, đảm bảo thu nhập cho đơn vị thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với NSNN và thực hiện tái sản xuất mở rộng. Muốn vậy các đơn vị xây lắp phải thực hiện tổng hoà nhiều biện pháp, trong đó biện pháp quan trọng hàng đầu không thể thiếu được là thực hiện quản lý kinh tế trong mọi hoạt động xây lắp của doanh nghiệp.
    Hạch toán là một trong những công cụ có hiệu quả nhất để phản ánh khách quan và giám đốc có hiệu quả quá trình hoạt động xây lắp của doanh nghiệp.
    Chi phí vật liệu là một trong những yếu tố của qúa trình sản xuất kinh doanh, thông thường chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn khoảng từ 70% giá trị công trình. Vì thế công tác quản lý nguyên vật liệu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thông qua công tác quản lý nguyên vật liệu có thể làm tăng hoặc giảm giá thành công trình. Từ đó buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tới việc tiết kiệm triệt để chi phí nguyên vật liệu, làm sao cho với một lượng chi phí nguyên vật liệu như cũ sẽ làm ra được nhiều sản phẩm xây lắp hơn, tức là làm cho giá thành giảm đi mà vẫn đảm bảo chất lượng. Bởi vậy làm tốt công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ là nhân tố quyết định làm hạ thấp chi phí giảm giá thành, tăng thu nhập cho doanh nghiệp, đây là một yêu cầu thiết thực, một vấn đề đang được quan tâm nhiều trong quá trình thi công xây lắp của các doanh nghiệp xây lắp hiện nay.
    Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong việc quản lý chi phí của doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng Phương Nam em đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu đề tài"Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty cổ phần xây dựng Phương Nam" làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Trong quá trình nghiên cứu về lý luận thực tế để hoàn thành đề tài. Em nhận được sự tận tình giúp đỡ của cô giáo Nguyễn Thị Dung và các thầy cô giáo trong trường trung học Kinh tế TCDL. Cùng các bạn, các cô phòng tài chính kế toán công ty cổ phần xây dựng Phương Nam. Kết hợp với kiến thức học hỏi ở trường và sự nỗ lực của bản thân nhưng do thời gian và trình độ chuyên môn còn hạn chế, nên chuyên đề của em không thể tránh khỏi những thiếu sót.
    Nội dung của chuyên đề này ngoài lời mở đầu và kết luận được chia làm 3 phần:
    Phần thứ nhất: Những vấn đề lý luận chung về tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ ở doanh nghiệp xây lắp.
    Phần thứ hai: Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ ở Công ty cổ phần xây dựng Phương Nam.
    Phần thứ ba: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ ở Công ty cổ phần xây dựng Phương Nam.

    MỤC LỤC


    LỜI NÓI ĐẦU 1
    Phần thứ I: Những vấn đề lý luận chung về tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp xây lắp 3
    I/ Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp xây lắp 3
    1. Khái niệm NL, VL, CCDC 3
    2. Đặc điểm NVL, CCDC 3
    3. Nhiệm vụ kế toán NVL, công cụ dụng cụ 4
    II/ Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ 5
    1. Phân loại nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ 5
    2. Đánh giá 6
    2.1. Đánh giá NVL-CCDC theo thực tế 6
    2.2. Đánh giá NVL-CCDC theo giá hạch toán 8
    III/ Kế toán chi tiết vật liệu, công cụ, dụng cụ 9
    1. Chứng từ sử dụng 9
    2. Các phương pháp kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ 9
    IV/ Kế toán tổng hợp vật liệu, công cụ dụng cụ 15
    1. Kế toán tổng hợp VL, CCDC theo phương pháp kê khai thường xuyên 15
    1.1. Kế toán tổng hợp các trường hợp tăng vật liệu CCDC 15
    1.2. Kế toán tổng hợp các trường hợp giảm vật liệu, CCDC 20
    2. Kế toán tổng hợp vật liệu, CCDC theo phương pháp kiểm kê định kỳ 26
    Phần thứ II: Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán vật liệu, CCDC ở Công ty cổ phần xây dựng Phương Nam 27
    I/ Đặc điểm tình hình chung ở Công ty cổ phần xây dựng Phương Nam 27
    1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây dựng Phương Nam 27
    2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Phương Nam 28
    3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty cổ phần xây dựng Phương Nam 28
    4. Tổ chức công tác kế toán của Công ty cổ phần xây dựng Phương Nam 29
    II/ Tình hình thực tế tổ chức kế toán vật liệu - CCDC ở Công ty cổ phần xây dựng Phương Nam 34
    1. Phân loại vật liệu CCDC ở Công ty cổ phần xây dựng Phương Nam 34
    2. Tổ chức công tác kế toán vật liệu, CCDC ở Công ty cổ phần xây dựng Phương Nam 35
    3. Trình tự nhập - xuất kho vật liệu 48
    4. Kế toán chi tiết vật liệu, CCDC tại Công ty cổ phần xây dựng Phương Nam 49
    5. Đánh giá vật liệu 52
    6. Tài khoản sử dụng cho công tác kế toán vật liệu tại Công ty cổ phần xây dựng Phương Nam 54
    7. Kế toán tổng hợp nhập - xuất vật liệu công cụ dụng cụ 54
    Phần thứ III: Nhận xét về công tác kế toán vật liệu tại Công ty cổ phần xây dựng Phương Nam và một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán vật liệu ở công ty 75
    I/ Nhận xét về công tác kế toán vật liệu tại Công ty cổ phần xây dựng Phương Nam 75
    1. Ưu điểm 75
    2. Hạn chế 77
    II/ Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác vật liệu ở Công ty cổ phần xây dựng Phương Nam 78
    KẾT LUẬN 80
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...