Luận Văn Tổ chức công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở công ty thương mại – Xây

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổ chức công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Cty TM – Xây Dựng Bạch ĐằngNgày nay đất nước ta đang dần dần cuyển mình từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Các DN đang có môi trường SXKD thuận lợi nhưng cũng vấp phải cũng không ít những khó khăndo xuất phát từ sự tá động của quy luật cạnh tranh trong cơ chế thị trường, quy luật cung cầu hàng hoá. Để vượt qua được sự chọn lựa, đào thải khắt khe của nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển được thì mọi DN đều phải giả quyết các vấn đề liên quan đến SXKD của Dn trong đó có việc đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường là điều kiện sống còn của DN.

    Trong các DN để quản lý quá trình SXKD cần phải sử dụng hàng loạt các công cụ khác nhau, nhưng kế toán luôn là công cụ quan trọng và hữu hiệu nhất. Vì công tác kế toán có nhiều khâu, nhiều phần hành, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ với nhau, gắn bó chặt chẽ tạo thành một hệ thống quản lý có hiệu quả cao. Trong đó kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng là một bộ phận không thể thiếu được trong việc tổ chức hạch toán công tác kế toán của DN. Nó phản ánh và giám đốc quá trình bán hàng vá xác định kết quả kinh doanh cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

    Công ty Thương Mại – Xây Dựng Bạch Đằng là một công ty độc lập, trực thuộc Tổng công ty Thương Mại – Xây Dựng Bộ giao thông vận tải, tuy công ty Thương Mại – Xây Dựng Bạch Đằng có tuổi đời còn rất non trẻ, song công ty đang tìm cho mình một vị trí vững chắc trong nền kinh tế thị trường để ngày càng lớn mạnh và kinh doanh có hiệu quả cao. Để đạt được điêu đó có sự đóng góp không nhỏ của bộ phận kế toán nói chung và kế toán bán háng, xác định kết qủa bán hàng nói riêng. Trong thơìi gian thực tập tại công ty, sau khi đi sâu vào nghiên cứu tình hình thực tế các phần hành kế toán diễn ra tại công ty. Do tầm quan trọng của công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả cùng với tình hình thực tế công tác tại công ty đã giúp em chọn đề tài: “ Tổ chức công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở công ty Thương Mại – Xây Dựng Bạch Đằng”.

    Nội dung của đề tài được trình bày thành ba chương:

    Chương một: Những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức kế toán bán hàng bà xác định kết quả bán hàng trong DN sản xuất

    Chương hai: Thực tế tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở công ty Thương Mại- Xây Dựng Bạch Đằng

    Chương ba: Một số ý kiến nhận xét và đề nghị nhằm hoàn thiện công tác bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở công ty Thương mại – Xây dựng Bạch Đằng.

    Víi l­îng kiÕn thøc tÝch luü cßn h¹n chÕ, thêi gian thùc tËp cña em t¹i c«ng ty kh«ng nhiÒu nªn mÆc dï ®· rÊt cè g¾ng song chuyên đề tèt nghiÖp nµy khã tr¸nh khái nhưng thiÕu sãt nhÊt ®Þnh. V× vËy, rÊt mong ®­îc sù gãp ý, gióp ®ì cña c¸c thÇy c« gi¸o trong tr­êng, cô gi¸o TS NguyÔn Kim Chung, cïng c¸c c¸n bé nh©n viªn trong phßng tµi chÝnh kÕ to¸n cña c«ng ty ®Ó em cã nhưng hiÓu biÕt s©u s¾c h¬n vÒ vÊn ®Ò nµy còng nh­ chuyên đề nµy.



    Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng



    1.1 Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng

    1.1.1 Vai trò vị trí của công tác bán hàng và xác định kết quả bán hàng

    Tiêu thụ sản phẩm hay còn gọi là bán hàng, là quá trình trao dỏi để thực hiện giá trị của sản phẩm, tức là để hcuyển hoá vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị ( tiền tệ ). Tiêu thụ là khâu cuối cùng của chu trình sản xuất, hàng được đem đi tiêu thụ có thể là thành phẩm, vật tư hay lao vụ, dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá có thể để thoả mãn nhu cầu của các đơn vị khác hoặc của cá nhân ngoài doanh nghiệp được gọi là tiêu thụ ra ngoài. Nếu cung cấp giữa các đơn vị trong công ty, một tập đoàn gọi là tiêu thụ nội bộ.

    Mối quan hệ trao đổi giữa doanh nghiệp với người mua là quan hệ mua bán “ thuận mua vừa bán”. Doanh nghiệp với tư cách là người bán phải chuyển giao sản phẩm cho người mua theo đúng các điều khoản quy định trong hợp đồng kinh tế đã ký kết. Còn khách hàng, với tư cách là người mua phải trả cho doanh nghiệp số tiền mua hàng hay chấp nhận thanh toán ( trả chậm) tương ứng với giá bán của số hàng đó theo quy định trong hợp đồng hoặc theo sự thoả thuận giữa ha bên. Quá trình tiêu thụ được coi là kết thúc khi đã hoàn tất việc giao hàng và bên mua đã trả tiền hoặc đã chấp nhận thanh toán cho số sản phẩm hàng hoá đó.

    Trong quá trình tiêu thụ, doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản chi phí phục vụ cho việc bán hàng gọi là chi phí bán hàng. Tiền bán hàng theo giá bán gọi là doanh thu bán hàng. Doanh thu bán hàng bao gồm doanh thu bán hàng ra ngoài và doanh thu bán hàng nội bộ. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định bao gồm kết quả của sản xuất kinh doanh, kết quả của hoạt động tài chính và kết quả của hoạt động bất thường.

    Kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần ( doanh thu bán hàng sau khi trừ thuế tiêu thụ, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại nếu có) với trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp .

    Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập thuần của hoạt động tài chính với chi phí của hoạt động tài chính .

    Kết quả của hoạt động bất thường là số chênh lệch giữa các khoản thu nhậmp bất thường với các khoản chi phí bất thường.

    Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có thể lãi hoặc lỗ. Lãi (lợi nhuận) sẽ được phân phối sử dụng cho những mục đích nhất định theo quy định như thực hiện nghĩa vụ với nhà nước dưới hình thức nộp thuế thu nhập doanh nghiệp , chia lãi cho các bên góp vốn liên doanh, để lai doanh nghiệp hình thành các quỹ và bổ sung nguồn vốn.

    ( Trong đề tài này em chỉ đề cập đến kết quả sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính của một doanh nghiệp sản xuất).

    Công tác bán hàng phản ánh việc giải quyết vấn đề đầu ra của hoat động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nhu cầu của XH về hàng hoá dịch vụ rất phong phú, đa dạng và ngày một tăng cả về chất lượng và số lượng. Nhưng thực tế nhu câu có khả năng thanh toán lại thấp hơn, để thoả mãn nhu cầu lớn trong khi khả năng thanh toán lại có hạn, xã hội và con người phải lựa chọn từng loại nhu cầu có lợi nhất cho xã hội, cho người tiêu dùng. Mặt khác nền kinh tế thị trường chịu sự tác động của các quy luật kinh tế trong đó có quy luật cạnh tranh. Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường phaỉ cạnh tranh gay gắt với nhau để có thể bán được sản phẩm, hàng hoá của mình. Có thể nói công tác bán hàng là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp , thể hiện dưới các nội dung sau:

    Đối với sản xuất: sản xuất và tiêu thụ có mối quan hệ biện chứng hữu cơ, sản xuất là tièn đè của tiêu thụ vầ ngược lại tiêu thụ có ảnh hưởng quyết định tới sản xuất. Nếu sản xuất ra mà không tiêu thụ được thì sẽ làm vốn sản xuất bị ứ đọng gây ảnh hưởng tới chu kỳ sản xuất sau.

    Đối với doanh nghiệp , thực hiện tốt công tác bán hàng đảm bảo cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, sử dụng hiệu quả vốn lưu động, có tích luỹ để tái sản xuất mở rộng.

    Ngoài ra, tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp này có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp khác. Chẳng hạn, nếu sản phẩm của doanh nghiệp này là nguyên vật liệu, hàng hoá của các doanh nghiệp khác thì khi doanh nghiệp thực hiện tốt kế hoạch sản xuất và tiêu thụ của mình sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp khác hoạt động được bình thường, đảm bảo cho các đơn vị cùng tồn tại và phát triển trong sự ràng buộc của hệ thống phân công lao động xã hội.

    Đối với Ngân sách nhà nước, doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm, hàng hoá sẽ mang lại cho Ngân sách nhà nước mọt khoản thu thông qua nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp .

    1.1.2 Nội dung doanh thu , thuế và các khoản giảm trừ doanh thu ( theo chuẩn mực kế toán và thông tư 89).

    1.1.2.1 Doanh thu bán hàng

    Theo thông tư 89 doanh thu được định ngiã như sau:

    Doanh thu là tổng các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán , phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của DN góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu

    Doanh thu phát sinh từ giao dịch, sự kiện được xác định thoả thuận giữa bên mua và bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.

    Khi hàng hoá dịch vụ đươc trao đổi để lấy hàng hoá hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi không được coi là hoạt động tạo ra doanh thu (DT).

    Khi hàng hoá hoặc dịch vụ được trao đổi đế lấy hàng hoá, dịch vụ khác không tương tự thì việc trao đổi được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu . trường hợp này DT được xác định lad giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về sau khi điều chỉnh các khoản tiềnn hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm, khi không xác định được giá trị hơp lý của hàng hoá, dịch vụ nhận thêm về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hoá, dịch vụ đem trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm.

    * Các điều kiện ghi nhận doanh thu :

    Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn tất cả 5 điều kiện sau:

    - Doanh nghiẹp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá cho người bán.

    - Doanh nghiệp không nắm giữ quyền quản lý tài sản như quyền sở hữu hàng hoá, quyền kiểm soát hàng hoá.

    - Doanh thu đựơc xác định tương đối chắc chắn

    - Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.

    - Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

    * Doanh thu cung cấp dịch vụ

    Doanh thu của DN về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp giao dịch vế cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhạn trong kỳ theo kết quả phần công việc dã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ đựơc xác nhận khi thoả mãn một trong 4 điều kiện sau:

    - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

    - Có khả năng thu được lợi ích từ các giao dịch cung cấp dịch vụ đó

    - Xác định được phần công ciệc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đố kế toán

    - Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch đó

    Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng(GTGT) theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng không bao gồm thuế GTGT, còn đối với DN áp dụng tính thuế theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng bao gồm cả thuế GTGT

    Tuỳ thuộc vào tính chất hoạt động của từng doanh nghiệp , có những doanh nghiệp bán hàng cả trong nước và nước ngoài ta có cách phân loại sau:

    - Doanh thu bán hàng trong nước

    - Doanh thu bán hàng xuất khẩu

    Phân loại theo nội dung hàng bán ta có các cách phân loại:

    - Doanh thu bán hàng hoá

    - Doanh thu bán các thành phẩm

    - Doanh thu cung cấp dịch vụ

    - Doanh thu trợ cấp, trợ giá

    1.1.2.2 Thuế tiêu thụ

    Khi DN thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ dịch vụ thì DN phải thực hiện nghiã vụ của mình với Ngân sách nhà nước thông qua nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ bao gồm: thuế GTGT, thuế tiêu thuj đặc biệt, thuế xuất khẩi. Tuỳ từng loại ngành nghề kinh doanh, sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ tương ứng mà DN phải nộp các loại thuế tương ứng.

    Các loại thuế tiêu thụ nói chung là loại thuế gián thu do người tiêu dùng gánh chịu, DN thu hộ nhà nước từ khách hàng. Các loại thuế tiêu thụ nếu hạch toán vào doanh thu bán hàng thì sẽ là khoản giảm trừ doanh thu , nếu không hạch toán vào doanh thu bán hàng thì không phải là khoản giảm trừ doanh thu . Theo thông tư 89 nếu DN nọp thuế GTGT theo phương pháp thực tiếp thì thế GTGT là khoản giảm trừ doanh thu .
     
Đang tải...