Chuyên Đề Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty liên hợp thực phẩm

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I

    LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ
    SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP​ I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
    1. Ý nghĩa của việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.
    Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường đều phải nắm bắt được các mặt tích cực của các qui luật kinh tế như qui luật cạnh tranh, qui luật cung cầu, qui luật giá trị . Tức là các doanh nghiệp đều cố gắng tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm, phấn đấu tăng lợi nhuận. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phần hành kế toán đặc biệt quan trọng. Với chức năng là ghi chép, tính toán, phản ánh và giám đốc một cách thường xuyên liện tục vật tư tiền vốn, kế toán sử dụng cả thước đo giá trị và thước đo hiện vật để quản lý chi phí. Bởi vì thông qua khâu kế toán này, doanh nghiệp có thể so sánh chi phí bỏ vào sản xuất kinh doanh với doanh số thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm, từ đó xác định được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hay thấp. Có làm tốt công tác này, kế toán mới có thể cung cấp những thông tin chính xác cho lãnh đạo doanh nghiệp để lãnh đạo doanh nghiệp tìm ra những biện pháp, đường lối đúng đắn trong thực hiện định mức chi phí, thực hiện kế hoạch giá thành. Từ đó có những quyết định quản lý thích hợp, chặt chẽ về chi phí sản xuất, tìm cách giảm tối thiểu chi phí nhưng vẫn thu được lợi nhuận cao. Điều này chỉ có kế toán mới thực hiện được vì đây là một công cụ quan trọng trong quản lý.
    Trong cơ chế thị trường nếu biết tiết kiệm được chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm hạ, trong khi chất lượng sản phẩm không giảm thì uy tín của doanh nghiệp càng được khẳng định. Như vậy, kế toán tập hợp chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm là phần hành không thể thiếu được khi thực hiện chế độ hạch toán kinh tế.
    1.1. Vai trò của kế toán trong việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
    Kế toán có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Với chức năng ghi chép, tính toán, phản ánh trung thực, đày đủ với giám đốc một cách thường xuyên liện tục sự biến động của vật tư, tài sản và tiền vốn, kế toán sử dụng cả thước đo giá trị và thước đo hiện vật để quản lý chi phí, vì thế có thể cung cấp những tài liệu cần thiết về các chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó đáp ứng kịp thời nhu cầu quản lý chi phí đối với từng hoạt động, lao vụ dịch vụ, nhờ đó mà chủ doanh nghiệp biết được tình hình sử dụng các yếu tố chi phí là tiết kiệm hay lãng phí khi so sánh chi phí định mức với chi phí thực tế, từ đó đề ra các biện pháp thích hợp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và có quyết định phù hợp với sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý doanh nghiệp.
    2. Bản chất, nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
    2.1. Bản chất và chức năng của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
    Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp thực chất là quá trình bao gồm sự vận động của các yếu tố đã bỏ ra và sự biến đổi chúng một cách có ý thức thành sản phẩm cuối cùng. Vì vậy, quá trình sản xuất luôn là quá trình doanh nghiệp phải bỏ ra các chi phí sản xuất để tạo ra sản phẩm. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có đầy đủ ba yếu tố cơ bản là : Tư liệu sản xuất, đối tượng lao động và sức lao động, tức là đều phải bỏ ra những chi phí về lao động sống và lao động vật hoá. Bởi thế, sự hình thành lên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan chứ không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất. Để có thể biết được số chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong từng thời kỳ hoạt động là bao nhiêu, nhằm tổng hợp - tính toán các chỉ tiêu kinh tế, phục vụ cho yêu cầu quản lý, mọi chi phí chi ra cuối cùng đều đựoc biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí (về lao động sống và lao động vật hoá) mà doanh nghiệp tạo ra sản phẩm. Thực chất chi phí là sự chuyển dịch vốn - chuyển dịch giá trị của yếu tố sản xuất vào đối tượng tính giá. Nghĩa là, chỉ được tính vào chi phí của kỳ hạch toán những chi phí có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khảon chi ra trong kỳ hạch toán.
    Quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn bao gồm hai mặt : Một mặt doanh nghiệp phải bỏ chi phí ra để sản xuất; mặt khác, kết quả của sản phẩm là các sản phẩm hoàn thành. Do đó, chi phí sản xuất chính là cơ sở để hình thành lên sản phẩm và giá thành sản phẩm là chi phí cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành.
    Vì vậy, bản chất của giá thành sản phẩm chính là lượng lao động hao phí về lao động sống và lao động vật hoá kết tinh trong một đơn vị sản phẩm hoàn thành đựơc biểu hiện bằng tiền.
    *Giá thành có hai chức năng chủ yếu sau.
    - Chức năng bù đắp chi phí : Giá thành là căn cứ, là mức tối thiểu để xác định khả năng bù đắp chi phí mà doan nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất và thực hiện giá trị sản phẩm.
    - Chức năng lập giá : Để bù đắp được chi phí đac bỏ ra, khi xác định giá bán của sản phẩm phải căn cứ vào giá thành của nó.
    Có thể thấy chi phí và giá thành được biểu hiện trên hai mặt định tính và định lượng.
    + Về mặt định tính : Thể hiện các yếu tố về mặt vật chất phát sinh và tiêu hao trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm.
    + Về mặt định lượng : Thể hiện mức tiêu hao cụ thể của từng yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất - kinh doanh để cấu thành lên sản phẩm hoàn thành, biểu hiện bằng thước đo giá trị.
    2.2. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
    Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Chúng vừa là tiền đề, vừa là nguyên nhân kết quả của nhau. Chi phí sản xuất biểu hiện mặt hao phí, còn giá thành biểu hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất. Đây là hai mặt thống nhất của một quá trình, vì vậy chúng giống nhau ở bản chất là giá trị lao động trìu tượng, kết tinh thuộc các yếu tố cụ thể của quá trình sản xuất. Song, giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại không giống nhau về lượng, sự khác nhau thể hiện ở các điểm sau :
    - Chi phí sản xuất luôn gắn liền với một thời kỳ nhất định, còn giá thành sản phẩm gắn liền với một loại sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định.
    - Chi phí sản xuất trong kỳ không liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm đang còn dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng. Còn giá thành sản phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phảm hỏng nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang.
    - Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do nhiều yếu tố của quá trình sản xuất khác nhau, do đó chúng có yêu cầu quản lý và biện pháp quản lý khác nhau. Do vậy, việc phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là cơ sở để thực hiện các biện pháp quản lý quản lý chí phí có hiệu quả, vạch ra nhân tố cụ thể - giảm giá thành là cơ sở đầu tiên cho hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
    3. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...