Luận Văn Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần gốm sứ Than

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 7/6/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế khu vực và thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng có những sự chuyển biến rõ rệt. Trước đây, các doanh nghiệp chủ yếu là của Nhà nước với cơ chế tập trung bao cấp nên ì ạch, khó phát triển. Đến nay, các doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều không chỉ là doanh nghiệp của nhà nước mà chủ yếu là của các thành phần kinh tế khác như: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài . Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhà nước hầu hết cũng đang cổ phần hoá. Các doanh nghiệp này đều phải tự hạch toán và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Điều này bắt buộc các nhà quản lý doanh nghiệp phải luôn tìm cách để làm sao chi phí bỏ ra ít nhất nhưng có khả năng thu lợi nhiều nhất.
    Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp không thể tránh khỏi sự cạnh tranh. Thực tế đã cho thấy, có rất nhiều doanh nghiệp không thể đứng vững được nên phải phá sản. Tuy nhiên cũng có những doanh nghiệp phát triển ngày càng mạnh và càng có ưu thế không chỉ ở thị trường trong nước mà còn cả thị trường khu vực và thế giới. Có được sự thành công này là do các nhà quản trị doanh nghiệp biết tận dụng thời cơ, nắm bắt được nhu cầu của thị trường và quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Một trong những biện pháp được coi là hữu hiệu mà rất nhiều các doanh nghiệp đã và đang làm là quản lý tốt chi phí sản xuất, từ đó có thể tiết kiệm được chi phí, hạ được giá thành sản phẩm. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, Việt Nam đang mở cửa thu hút vốn đầu tư của nước ngoài và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, tham gia vào các tổ chức như: AFTA, WTO . sẽ đặt các doanh nghiệp Việt Nam vào cuộc cạnh tranh gay gắt hơn. Vậy câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam phải làm sao để sản phẩm của mình có thể cạnh tranh được với sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài ? Thực tế cho thấy, giá bán là một trong những vũ khí cạnh tranh rất lợi hại. Với cùng một loại sản phẩm nhưng sản phẩm của doanh nghiệp nào tốt, mẫu mã đẹp, giá bán lại hạ thì sẽ khuyến khích người tiêu dùng mua nhiều hơn ở các doanh nghiệp khác. Từ đó làm tăng khối lượng hàng tiêu
    thụ, tăng doanh thu dẫn đến tăng lợi nhuận. Tuy vậy, trong cạnh tranh lành mạnh giá bán chỉ có thể hạ khi mà doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, hạ được giá thành sản phẩm. Vì thế, một mục tiêu quan trọng đối với hầu hết các chủ doanh nghiệp là phải quản lý tốt chi phí và giá thành.
    Trong thời gian thực tập tại cụng ty cổ phần gốm sứ Thanh Hà, đối diện với thực trạng quản lý kinh tế, sự quan tâm của doanh nghiệp về vấn đề chi phí và giá thành, kết hợp với nhận thức của bản thân về tầm quan trọng của vấn đề và mong muốn rằng qua đây em có thể củng cố và nâng cao nhận thức của mình về việc tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài “ Tổ chức cụng tỏc kế toỏn chi phớ sản xuất và tớnh giỏ thành sản phẩm tại cụng ty cổ phần gốm sứ Thanh Hà”.
    Đề tài này được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận kết hợp với thực tiễn về việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp. Từ đó nêu lên những điểm còn hạn chế và tồn tại, đồng thời rút ra phương hướng và biện pháp cho việc tổ chức công tác kế toán tại cụng ty cổ phần gốm sứ Thanh Hà.
    Bản luận văn này của em ngoài phần mở đầu và kết luận thì có 3 chương:
    - Chương I: Lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
    - Chương II: Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cụng ty cổ phần gốm sứ Thanh Hà.
    - Chương III: Một số nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cụng ty cổ phần gốm sứ Thanh Hà.
    Bản luận văn này được hoàn thành với sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo- ThS Bùi Thị Thu Hương và sự giúp đỡ tận tình của ban giám đốc, các cán bộ phòng kế toán của cụng ty. Em xin chân thành cảm ơn về sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Bùi Thị Thu Hương và các cán bộ trong cụng ty đã tạo mọị điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt bản luận văn này.

    CHƯƠNG 1 :
    LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG
    DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
    1.1,Sự cần thiết phải tổ chức kế toỏn chi phớ sản xuất và giỏ thành sản phẩm
    1.1.1. Chi phớ sản xuất và giỏ thành sản phẩm
    1.1.1.1. Chi phớ sản xuất
    Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất cũng cần phải có dầy đủ ba yếu tố cơ bản là : tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Quá trỡnh sản xuất là sự kết hợp của ba yếu tố này để tạo ra các sản phẩm, lao vụ và dịch vụ. Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trỡnh sản xuất đó tạo ra cỏc loại chi phớ tương ứng, đó là chi phí về tư liệu lao động, chi phí về đối tượng lao động, chi phí về sức lao động. Các loại chi phí này phát sinh một cách thường xuyên trong quá trỡnh sản xuất kinh doanh, nú luụn vận động thay đổi trong quá trỡnh tỏi sản xuất. Tớnh đa dạng của nó luôn được biểu hiện cụ thể gắn liền với sự đa dạng, phức tạp của cỏc loại hỡnh sản xuất kinh doanh khỏc nhau, của cỏc giai đoạn công nghệ sản xuất khác nhau và sự tiến bộ khụng ngừng của khoa học kĩ thuật.
    Vậy, chi phí sản xuất là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đó chi ra trong quỏ trỡnh hoạt động sản xuất trong một kỡ được biẻu hiện bằng tiền.
    Trong đó:
    * Chi phí về lao động sống gồm: chi phí về tiền lương, tiền công và các khoản trích theo quy định.

    * Chi phí về lao động vật hoá gồm: chi phớ về nguyờn vật liệu, cụng cụ dụng cụ dựng cho sản xuất, chi phí về năng lượng, khấu hao tài sản cố định
    * Cỏc chi phớ cần thiết khỏc: là các chi phí mà doanh nghiệp đó bỏ ra trong quỏ trỡnh hoạt động sản xuất ngoài các khoản chi phí nói ở trên như: chi phí cho hoạt động văn hoỏ, xó hội của doanh nghiệp .
    Tuy nhiờn, việc nghiờn cứu và nhận thức chi phớ cũn phụ thuộc vào gúc độ nhỡn nhận trong từng loại kế toán như :
    Trên góc độ kế toán tài chính : chi phí được nhỡn nhận như những khoản phí tổn phát sinh gắn liện với họat động của doanh nghiệp để đạt được một sản phẩm, lao vụ dịch vụ nhất định.
    Trên góc độ kế toán quản trị : mục đích của kế toán quản trị chi phí là cung cấp thông tin chi phí thích hợp, hữu ích, kịp thời cho việc ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp.
    1.1.1.2. Giỏ thành sản phẩm
    Xột về thực chất thỡ chi phớ sản xuất kinh doanh là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định. Xuất phát từ mục đích và nguyờn tắc kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thỡ mọi sản phẩm khi nó được tạo ra luôn được các doanh nghiệp quan tâm đến hiệu quả nó mang lại. Do vậy doanh nghiệp luôn cần biết chi phí đó chi ra cho từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, dịch vụ là bao nhiêu, số chi phí đó chi ra để cấu thành trong số sản phẩm, lao vu, dịch vụ này là bao nhiờu ? Chỉ tiờu thỏa món được những thông tin mang các nội dung trên chính là giá thành sản phẩm.
    Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống, lao động vật hóa được tính trên một khối lượng kết quả sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định.
    Đứng trên góc độ quá trỡnh hoạt động để xem xét thỡ quỏ trỡnh sản xuất là một quỏ trỡnh hoạt động liên tục thỡ việc tớnh giỏ thành tại một điểm cắt lại mang tính chất chu kỳ. Tại thời điểm tính giá thành có thể có một khối lượng sản phẩm sản xuất chưa hoàn thành, chứa đựng một lượng chi phí cho nó- đó là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Tương tự như vậy, đầu kỡ cú thể cú một số khối lượng sản phẩm sản xuất chưa hoàn thành ở kỳ trước chuyển sang tiếp tục sản xuất, chứa đựng một lượng chi phí trong nó- đó là chi phí sản xuất dở dang đầu kỡ.
    Vậy : ZSP = DĐK + C – DCK
    Trong đó : Zsp: giá thành sản phẩm
    DĐK: chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
    C : chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
    DCK: chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
    1.1.2. Yờu cầu quản lý chi phớ sản xuất và giỏ thành sản phẩm
    .
    Luận văn có độ dài 118 trang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...