Luận Văn Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Đào T

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/8/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị
    trường có sự quản lý của nhà nước đã mở ra những cơ hội cho sự phát triển của
    các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng. Đối với
    các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, tiêu thụ hàng hóa là giai đoạn quan
    trọng nhất trong quá trình kinh doanh và quyết định tới sự thành công hay thất
    bại của doanh nghiệp. Hàng hóa nhập về phải được thị trường chấp nhận bởi vì
    có tiêu thụ hàng hóa thì doanh nghiệp mới thu hồi được vốn bù đắp khoản chi
    phí đã bỏ ra. Trên cơ sở đó doanh nghiệp mới có lợi nhuận và thực hiện nghĩa vụ
    với nhà nước và thực hiện tái sản xuất theo chiều rộng lẫn chiều sâu. Chính vì
    vậy tổ chức tốt công tác tiêu thụ hàng hóa có ý nghĩa quan trọng được xem là
    phần hành kế toán trọng yếu trong hệ thống hạch toán kế toán của công ty.
    Trong hoạt động kinh doanh, bán hàng là một trong những nghiệp vụ cơ
    bản chi phối các nghiệp vụ khác. Các chu kỳ kinh doanh có thể diễn ra liên tục
    nhịp nhàng khi doanh nghiệp thực hiện tốt khâu tiêu thụ. Lợi nhuận chính là
    mục tiêu sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để thực hiện
    tốt mục tiêu này doanh nghiệp cần phải lựa chọn kinh doanh mặt hàng nào có lợi
    nhất, các phương thức tiêu thụ để làm sao bán được nhiều hàng nhất, nên mở
    rộng kinh doanh hay chuyển hướng đầu tư kinh doanh mặt hàng mới. Do vậy để
    phản ánh và cung cấp thông tin kịp thời cho ban lãnh đạo và tìm ra những
    phương án tổ chức công tác bán hàng một cách có hiệu quả đòi hỏi phải tổ chức
    công tác kế toán bán hàng một cách hợp lý là vô cùng cần thiết.
    Công ty cổ phần thương mại và đào tạo Thịnh Phát là một tổ chức kinh
    doanh độc lập hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Từ khi thành lập cho đến nay công
    ty đã không ngừng lớn mạnh hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên trong nền kinh tế
    thị trường với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp bên cạnh những thuận
    lợi công ty gặp không ít những khó khăn trong quá trình tiêu thụ. Song song với
    những thuận lợi và khó khăn đó toàn công ty nói chung và bộ phận kế toán nói
    riêng đã từng bước hoàn thiện và phát triển.Chuyên đề cuối khóa Học viện tài chính
    Nguyễn Thị Dịu - 3 - Lớp LC13.21.33
    Nhận thức tầm quan trọng của công tác này trong việc nâng cao hiệu quả
    hoạt động của doanh nghiệp và qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ Phần
    Thương Mại Và Đào Tạo Thịnh Phát em đã đi sâu và nghiên cứu về tổ chức
    công tác kế toán bán hàng với đề tài: “Tổ chức công tác kế toán bán hàng và
    xác định kết quả bán hàng ở Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Đào Tạo
    Thịnh Phát”. Nội dung chuyên đề được trình bày với kết cấu 3 chương:
    Chương 1: Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán
    hàng trong doanh nghiệp thương mại.
    Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định
    kết quả bán hàng trong Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Đào Tạo Thịnh
    Phát.
    Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán
    bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong Công Ty Cổ Phần Thương Mại
    Và Đào Tạo Thịnh Phát.
    Trong quá trình thực tập em đã nhận được sự chỉ dẫn giúp đỡ nhiệt tình của
    cô giáo Thạc sĩ Nguyễn Thị Mỹ Trinh cùng với các cô chú trong phòng kế toán
    của công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập. Do thời
    gian thực tập không dài, trình độ nhận thức còn hạn chế nên báo cáo của em khó
    tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự giúp đỡ và góp ý của cô giáo và các
    cô chú ở phòng kế toán Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Đào Tạo Thịnh Phát
    để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn!
    Sinh viên: Nguyễn Thị DịuChuyên đề cuối khóa Học viện tài chính
    Nguyễn Thị Dịu - 4 - Lớp LC13.21.33
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ
    XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG
    MẠI
    1.1. Những vấn đề chung về bán hàng và xác định kết quả bán hàng
    trong doanh nghiệp thương mại
    1.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại trong doanh nghiệp
    thương mại
    Doanh nghiệp thương mại là một tổ chức kinh tế được thành lập với mục
    đích chủ yếu là tiến hành các hoạt động kinh doanh thương mại. Thực chất kinh
    doanh mại là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế mà
    mỗi cá nhân tham gia vào quá trình này đều đạt được lợi ích của mình.
    Hoạt động kinh doanh thương mại có các đặc điểm sau:
    Đặc điểm hoạt động: Hoạt động kinh tế cơ bản của kinh doanh thương
    mại là lưu chuyển hàng hóa. Lưu chuyển hàng hóa là quá trình vận động của
    hàng hóa, khép kín một vòng luân chuyển của hàng hóa trong các doanh nghiệp
    thương mại. Lưu chuyển hàng hóa gồm 3 khâu: Mua vào – dự trữ - bán ra.
    Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế, tự do
    thương mại ngày càng nhiều, các doanh nghiệp thương mại cần tổ chức khai
    thác mặt hàng về số lượng, chất lượng và kết cấu mặt hàng. Tính toán dự toán
    khả năng kinh doanh để quyết định lượng hàng hóa mua vào và để đảm bảo mức
    dự trữ hàng hóa hợp lý, tránh để lượng hàng hóa tồn kho quá lớn, kéo dài vòng
    luân chuyển của hàng hóa. Xu hướng chung là giảm lượng hàng hóa dự trữ, đảm
    bảo tiết kiệm chi phí, giảm bớt khâu trung gian trong quá trình mua hàng hóa.
     Đặc điểm về hàng hóa: Hàng hóa trong kinh doanh thương mại gồm
    các loại: vật tư, sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất ra mang hình thái vật
    chất hay không có hình thái vật chất mà doanh nghiệp mua về với mục đích để
    bán.
     Đặc điểm về phương thức lưu chuyển hàng hóa: Lưu chuyển hàng hóa
    trong kinh doanh thương mại có thể theo một trong hai phương thức là bán buôn Chuyên đề cuối khóa Học viện tài chính
    Nguyễn Thị Dịu - 5 - Lớp LC13.21.33
    và bán lẻ. Bán buôn hàng hóa là bán cho người kinh doanh trung gian chứ không
    bán thẳng cho người tiêu dùng. Bán lẻ hàng hóa là việc bán thẳng cho người tiêu
    dùng.
     Đặc điểm tổ chức kinh doanh thương mại: Có thể theo nhiều hình thức
    khác nhau như: Tổng công ty, công ty kinh doanh, công ty bán buôn, bán lẻ,
     Đặc điểm sự vận động hàng hóa: Sự vận động hàng hóa trong kinh
    doanh thương mại không giống nhau tùy thuộc vào nguồn hàng và ngành hàng
    (hàng lưu chuyển trong nước; hàng xuất nhập khẩu; hàng công nghệ phẩm). Do
    đó chi phí thu mua và thời gian lưu chuyển hàng hóa cũng khác nhau giữa các
    loại hàng.
    1.1.2. Quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh
    nghiệp thương mại
    Quá trình bán hàng ở doanh nghiệp thương mại bao gồm cả hai giai đoạn:
    tìm kiếm nguồn hàng để mua hàng đầu vào rồi rổ chức bán hàng ra. Quá trình đó
    được thực hiện việc chuyển hóa vốn kinh doanh của mình từ hình thái hàng hóa
    sang hình thái tiền tệ và hình thành nên kết quả tiêu thụ qua các giai đoạn khác
    nhau: Tiền – Hàng – Tiền.
    Xét từ góc độ kinh tế tiêu thụ hàng hóa là việc chuyển giao quyền sở hữu
    về hàng hóa, lao vụ dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng để nhận được một
    lượng giá trị tương đương bằng tiền và hiện vật.
    Theo đó quá trình bán hàng chia thành hai giai đoạn:
    Giai đoạn1: Đơn vị bán căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết để xuất giao
    hàng hóa cho đơn vị mua. Giai đoạn này hàng hóa vẫn chưa được chuyển giao
    quyền sở hữu nó vẫn thuộc sở hữu của đơn vị khách hàng.
    Giai đoạn 2: Người mua hàng tiến hành kiểm nhận hàng hóa và trả tiền
    hoặc chấp nhận trả tiền khi đó quá trình bán hàng được hoàn thành, đơn vị đó sẽ
    có thu nhập để bù đắp các chi phí phát sinh và hình thành nên kết quả bán hàng.
    Quá trình bán hàng trong doanh nghiệp thương mại có đặc điểm sau:Chuyên đề cuối khóa Học viện tài chính
    Nguyễn Thị Dịu - 6 - Lớp LC13.21.33
    - Có sự mua bán thỏa thuận của hai bên người mua và người bán về số
    lượng, chất lượng, quy cách hàng hóa và giá cả.
    - Có sự thay đổi quyền sở hữu và quyền sử dụng hàng hóa từ người bán
    sang người mua.
    - Người bán giao cho người mua một lượng hàng hóa và nhận được tiền
    hoặc chấp nhận thanh toán, khoản tiền này gọi là doanh thu bán hàng.
    - Trong quá trình bán hàng cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau: đảm
    bảo hai bên cùng có lợi. Doanh nghiệp thu được tiền từ hoạt động bán hàng,
    khách hàng thu được lợi từ việc tiêu dùng sản phẩm. Quá trình tiêu thụ hàng hóa
    phải được diễn ra liên tục, quyền lợi và trách nhiệm của các bên mua và bán
    phải được xác định rõ ràng.
    Theo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam: chuẩn mực số 14 về ghi nhận
    doanh thu bán hàng (ban hành và công bố theo Quyết định số 149/QĐ-BTC
    ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) thì doanh thu bán
    hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện sau:
    (a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với
    quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
    (b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người
    sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
    (c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
    (d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch
    bán hàng.
    (e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
    Cùng với việc bán hàng thì việc xác định kết quả bán hàng là cơ sở để đánh
    giá hiệu quả cuối cùng của quá trình kinh doanh trong một thời kỳ nhất định của
    doanh nghiệp và xác định nghĩa vụ kinh tế mà doanh nghiệp phải thực hiện với
    nhà nước
     
Đang tải...