Luận Văn Tổ chức công tác hạch toán vật liệu và công cụ, dụng cụ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu đ

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổ chức công tác hạch toán vật liệu và công cụ, dụng cụ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Dệt 8-3

    [TABLE="width: 100%"]

    [TR]

    [TD="width: 2%"]

    [/TD]

    [TD="width: 96%"]LỜI NÓI ĐẦU


    Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở để tồn tại và phát triển xã hội loài người. Bất kỳ nền sản xuất nào, kể cả nền sản xuất hiện đại đều có đặc trưng chung là sự tác động của con người vào các yếu tố của lực lượng tự nhiên, nhằm thoả mãn những nhu cầu nào đó của con người. Vì vậy, sản xuất luôn là sự tác động qua lại của ba yếu tố cơ bản: lao động của con người, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Do đó, trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, vật tư kỹ thuật đóng một vị trí rất quan trọng.


    Muốn cho quá trình hoạt động sản xuất của các đơn vị được đều đặn, liên tục, thường xuyên thì việc đảm bảo nhu cầu vật tư đúng về chất lượng, phẩm chất, quy cách, đủ về số lượng, kịp về thời gian là yêu cầu vô cùng quan trọng. Và đó cũng là điều bắt buộc mà nếu không thực hiện được thì quá trình sản xuất sẽ ngừng hoạt động. Vì vậy, việc bảo đảm yếu tố vật tư cho sản xuất là một tất yếu khách quan, một đòi hỏi chung của mọi nền sản xuất xã hội. Các Mác nói:" Một xã hội mà tái sản xuất, nghĩa là muốn sản xuất liên tục thì phải không ngừng chuyển hoá trở lại một phần những sản phẩm của mình thành những tư liệu sản xuất, thành những yếu tố của sản phẩm mới".


    Đảm bảo tốt việc cung ứng vật tư có tác động mạnh mẽ đến các hoạt động sản xuất của đơn vị. Nó là điều kiện có tính chất tiền đề cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư, góp phần làm tăng nguồn lao động, cải tiến thiết bị máy móc, thúc đẩy nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật. Ngoài ra, đảm bảo cung ứng vật tư tốt còn ảnh hưởng tích cực đến tình hình tài chính của đơn vị, ảnh hưởng đến việc giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, thúc đẩy sử dụng hiệu quả vốn.


    Công ty Dệt 8/3, là doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn, đã qua 38 năm xây dựng và phát triển. Từ khi thành lập đến nay, công tác kế toán của công ty luôn được chú trọng và giữ một vị trí quan trọng không thể thiếu được.



    Hạch toán vật liệu và công cụ, dụng cụ là một trong những khâu phức tạp của công việc hạch toán kế toán. Trong công ty Dệt 8/3, vật liệu và công cụ, dụng cụ là một trong những khâu dự trữ quan trọng nhất, chiếm một tỷ lệ khá lớn trong giá thành sản phẩm. Do đó, quản lý tốt vật liệu, công cụ, dụng cụ sẽ góp phần đắc lực cho việc hạ giá thành, tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Trong cơ chế thị trường, là doanh nghiệp Nhà nước, nhưng công ty phải tự chủ trong kinh doanh, tự lo từ đầu vào (nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ ) đến đầu ra ( tiêu thụ sản phẩm). Do vậy, hạch toán vật liệu , công cụ, dụng cụ là điều kiện quan trọng nhất, không thể thiếu được để quản lý tốt vật tư nói riêng và quản lý sản xuất nói chung của công ty Dệt 8/3.


    Qua một thời gian thực tập, tìm hiểu công tác kế toán tại Công ty Dệt 8/3, ta thấy được vai trò của kế toán với việc quản lý vật liệu, công cụ, dụng cụ. Được sự giúp đỡ của các phòng ban, đặc biệt là phòng kế toán, cùng với sự tận tình chỉ bảo của cô giáo hướng dẫn. Chuyên đề thực tập với đề tài: "Tổ chức công tác hạch toán vật liệu và công cụ, dụng cụ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Dệt 8/3” đã hoàn thành.


    Nội dung gồm 3 chương:


    Chương I: Cơ sở lý luận của việc tổ chức hạch toán vật liệu, công cụ, dụng cụ

    Chương II: Thực tế tổ chức quản lý và hạch toán vật liệu, công cụ, dụng cụ tại Công ty Dệt 8/3

    Chương III: Một số suy nghĩ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại Công ty Dệt 8/3



    MỤC LỤC


    Chương I: Cơ sở lý luận của việc tổ chức hạch toán vật liệu, công cụ, dụng cụ.



    I. Những vấn đề chung về vật liệu, công cụ, dụng cụ.


    1.Khái niệm chung về vật liệu, công cụ, dụng cụ.



    2. Nhiệm vụ tổ chức, quản lý hạch toán vật liệu, công cụ, dụng cụ.

    2.1.Vật liệu

    2.2. Công cụ, dụng cụ

    2.3.Phân loại, tính giá vật liệu, công cụ, dụng cụ

    2.3.1.Phân loại vật liệu, công cụ, dụng cụ

    2.3.2.Tính giá vật liệu, công cụ, dụng cụ


    II.Hạch toán chi tiết vật liệu, công cụ, dụng cụ

    1. Phương pháp thẻ song song

    1.1. Điều kiện áp dụng

    1.2. Nội dung phương pháp

    1.3. Sơ đồ hạch toán



    2. Phương pháp sổ số dư

    2.1.Điều kiện áp dụng

    2.2.Nội dung phương pháp

    2.3.Sơ đồ hạch toán


    3.Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

    3.1.Điều kiện áp dụng

    3.2.Nội dung phương pháp

    3.3.Sơ đồ hạch toán


    III.Hạch toán tổng hợp tình hình biến động vật liệu, công cụ, dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên


    1.Đặc điểm sử dụng

    2.Tài khoản sử dụng

    3. Hạch toán tình hình biến động tăng vật liệu, công cụ, dụng cụ

    3.1.Thủ tục và chứng từ

    3.2. Hạch toán tình hình biến động tăng vật liệu

    3.3. Hạch toán tình hình biến động tăng công cụ, dụng cụ


    4. Hạch toán biến động giảm vật liệu, công cụ, dụng cụ

    4.1. Thủ tục và chứng từ

    4.2. Hạch toán tình hình biến động giảm vật liệu

    4.3. Hạch toán tình hình biến động giảm công cụ, dụng cụ


    IV Hạch toán tổng hợp tình hình biến động vật liệu, công cụ, dụng cụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ



    1. Đặc điểm sử dụng

    2. Tài khoản sử dụng

    3. Phương pháp hạch toán


    V. Tổ chức hạch toán vật liệu, công cụ, dụng cụ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng của vốn lưu động


    1. Yêu cầu

    2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động


    Chương II: Thực tế tổ chức quản lý và hạch toán vật liệu, công cụ, dụng cụ tại Công ty Dệt 8/3


    I. Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty Dệt 8/3

    1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Dệt 8/3


    2. Vai trò, nhiệm vụ của Công ty Dệt 8/3


    II. Đặc điểm vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng tại Công ty Dệt 8/3

    1. Đặc điểm vật liệu, công cụ, dụng cụ của Công ty Dệt 8/3

    2. Phân loại vật liệu, công cụ, dụng cụ của Công ty Dệt 8/3

    3. Tính giá vật liệu, công cụ, dụng cụ tại Công ty Dệt 8/3

    3.1. Đối với vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập trong kỳ

    3.2. Đối với vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất trong kỳ

    III. Kế toán chi tiết vật liệu, công cụ, dụng cụ tại Công ty Dệt 8/3

    1. Tại kho

    2. Tại phòng kế toán


    IV. Tổ chức hạch toán tổng hợp vật liệu, công cụ, dụng cụ tại Công ty Dệt 8/3

    1. Kế toán tổng hợp nhập vật liệu, công cụ, dụng cụ tại Công ty Dệt 8/3

    1.1. Thủ tục và chứng từ nhập

    1.2. Kế toán ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh


    2. Kế toán tổng hợp xuất vật liệu, công cụ, dụng cụ tại Công ty Dệt 8/3

    2.1. Thủ tục và chứng từ xuất

    2.2. Kế toán ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh

    2.3. Kế toán các nghiệp vụ xuất công cụ, dụng cụ tại Công ty Dệt 8/3

    3. Hệ thống sổ sách kế toán được được sử dụng để hạch toán vật liệu, công cụ, dụng cụ tại Công ty Dệt 8/3

    V. Công tác kiểm kê vật liệu, công cụ, dụng cụ tại Công ty Dệt 8/3

    VI. Tổ chức hạch toán vật liệu, công cụ, dụng cụ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng của vốn lưu động tại Công ty Dệt 8/3


    Chương III: Một số suy nghĩ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại Công ty Dệt 8/3


    I. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại Công ty Dệt 8/3


    II. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Dệt 8/3

    1. Đối với khâu dự trữ

    2. Đối với khâu sản xuất

    3. Đối với khâu lưu thông


    III. Phương hướng và biện pháp hoàn thiện công tác kế toán vật liệu, công cụ, dụng cụ tại Công ty Dệt 8/3


    Kết luận[/TD]

    [/TR]

    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...