Thạc Sĩ Tổ chức cân đối ngân sách nhà nước

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Lý luận cơ bản về cân đối ngân sách nhà nước.
    1. Khái niệm cân đối ngân sách nhà nước.
    Trong tiếng Việt, "cân đối" có thể là danh từ, động từ, hoặc tính từ.
    Với tư cách một danh từ, cân đối ngân sách nhà nước là mối quan hệ cân bằng giữa tổng thu và tổng chi ngân sách nhà nước.
    Với tư cách một động từ, cân đối ngân sách nhà nước có nghĩa là làm cho tổng thu và tổng chi ngân sách nhà nước được cân bằng.
    Với tư cách một tính từ, ngân sách nhà nước cân đối có nghĩa là tổng thu và tổng chi có tương quan cân bằng.
    Cân đối ngân sách nhà nước nhằm mục đích đảm bảo tài chính cho Nhà nước thực hiện được tốt nhất chức năng, nhiệm vụ của mình, chứ không phải đơn giản chỉ để tổng thu và tổng chi bằng nhau.
    Cân đối ngân sách nhà nước phải đảm bảo không chỉ cho tổng thu cân bằng với tổng chi, mà còn phải đảm bảo cho cơ cấu thu, chi hợp lý; mối quan hệ về lượng giữa thu chi ngân sách nhà nước và thực trạng nền kinh tế; mối quan hệ hợp lý giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương v.v .
    Trong thực tiễn, cân đối ngân sách nhà nước luôn ở trong trạng thái vận động, không ngừng phát sinh mâu thuẫn giữa thu và chi, cũng như giữa các bộ phận cấu thành ngân sách nhà nước v.v .
    2. Một số học thuyết về cân đối ngân sách nhà nước.
    2.1. Lý thuyết cổ điển về sự thăng bằng ngân sách.
    Nguyên tổng thống Pháp G. Doumergue, trong một bài diễn văn đọc năm 1934 đã tóm tắt lý thuyết cổ điển này như sau: "Như bà nội trợ, đi chợ, không được tiêu quá số tiền có trong túi. Quốc gia cũng trong tình hình y hệt, không được tiêu quá số tiền thu được”. Nói cách khác, mỗi năm ngân sách, tổng số thu phải ngang tổng số chi.
    Có hai lý do:
    Trước hết, tổng số chi không được quá tổng số thu.
    Nếu số chi vượt quá số thu, Nhà nước phải tìm ra tiền để thoả mãn các nhu cầu chi tiêu. Nhưng vì các khoản thu không đủ bù đắp các khoản chi, nên phải vay nợ ngắn hạn. Điều này xảy ra thì ngân sách của năm nay và những năm sau có nguồn thu mới để bù đắp thâm hụt và hoàn trả tiền vay hay không, phụ thuộc rất nhiều vào thực trạng của nền kinh tế.
    Trong trường hợp ngân sách bị chi ngân lớn và kéo dài, thường là Nhà nước phải phá giá đơn vị tiền tệ. Sử dụng giải pháp này, Nhà nước sẽ "chiếm" số lãi do phá giá tiền mang lại và trang trải được hết hay một phần nào đó của số nợ. Nhưng, một sự phá giá lớn đơn vị tiền tệ sẽ gây ra mức lạm phát nguy hại cho nền kinh tế.
    Thứ hai, tổng số thu ngân sách cũng không được lớn hơn tổng số chi ngân sách.
    Khi số thu lớn hơn số chi sẽ gây hại cho đất nước trên cả hai phương diện: Kinh tế và chính trị.
    Về phương diện kinh tế, khi số thu lớn hơn số chi và giả sử không mang ra chi tiêu, tức là để dành. Số tiền này không sinh lời, nền kinh tế sẽ mất một phần lợi tức, một số sản phẩm tạo ra không bán được, một số doanh nghiệp thu hẹp hoặc ngừng hoạt động, nền kinh tế có thể bị đình trệ.
    Về phương diện chính trị, khi số thu lớn hơn số chi, xu hướng là số thu trội sẽ bị chi tiêu hết, mà nhiều khi còn vượt quá. Hơn nữa, còn có thể dẫn đến tâm lý quản lý ngân sách nhà nước một cách dễ dãi, gây ra sự lãng phí và bất bình của xã hội đối với Nhà nước.
    Nội dung thăng bằng ngân sách được thể hiện ở các khía cạnh sau đây:
    Trước hết, tổng số các khoản thu vào ngang với tổng số các khoản chi ra.
    Thứ hai, một ngân sách thăng bằng không được dùng đến công trái, trừ khi phải xuất tiền ra để thực hiện những nhiệm vụ to lớn của đất nước.
    Tất cả các khoản chi tiêu thường xuyên của Nhà nước phải do thuế tài trợ. Lý thuyết cổ điển cho là không chính đáng khi Nhà nước đứng lên vay để chi tiêu thường xuyên. Vay ngắn hạn chỉ chính đáng khi nào ngân sách nhà nước cần tiền mặt và trong thời gian ngắn có thể hoàn trả một cách chắc chắn.
    Công trái chỉ có ý nghĩa về phương diện kinh tế khi được đem dùng để tài trợ cho sản xuất, chế tạo ra sản phẩm mới. Vậy, Nhà nước có thể vay tiền dài hạn để đầu tư. Trong hoàn cảnh chiến tranh, Nhà nước cũng có thể vay nợ để chi tiêu cho quốc phòng, vì đó là vấn đề sống còn của cả nước.
    2.2. Lý thuyết về ngân sách chu kỳ.
    Từ đầu thế kỷ 19 tới nay, thông thường nền kinh tế thị trường trải qua một chuỗi các chu kỳ, mỗi chu kỳ gồm có một thời kỳ thịnh vượng và một thời kỳ suy thoái.
    ở thế kỷ 19, ngân sách nhà nước chiếm một tỷ trọng rất nhỏ so với tổng sản phẩm trong nước. Vì vậy, mối quan hệ giữa ngân sách nhà nước và chu kỳ nền kinh tế còn chưa chặt chẽ. Lý thuyết thăng bằng ngân sách tỏ ra thích ứng với thời kỳ này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...