Tiểu Luận Tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ mầm non

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài
    Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc – xã hội chủ nghĩa. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển. Khi xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và được đánh giá toàn diện. Vì một tương lai tươi sáng, trẻ em sẽ trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai, thì ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt: Đức, trí lao, thể, mỹ.
    Trong các mặt giáo dục trên thì giáo dục thể chất cho trẻ phải là nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng nhất, vì sức khoẻ là vốn quý giá nhât và có ý nghĩa sống còn với con người, đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo. ở lứa tuổi này, cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần. Vì thế cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc và mất cân đối. Do vậy trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu như được chăm sóc một cách hợp lý.
    Giáo dục thể chất cho trẻ ở trường mầm non có thể thông qua nhiều biện pháp, như: Tổ chức cho trẻ vận động phù hợp, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ Như vậy, một trong những biện pháp phát triển thể chất là tổ chức bữa ăn cho trẻ. Cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện, do đó, nó cần năng lượng để xây dựng. Năng lượng đó lại do thức ăn cung cấp, vì thế thức ăn chỉ phát huy hết vai trò của mình đối với cơ thể khi phù hợp với thể trạng và lứa tuổi.
    ở trường mầm non trẻ thường được ăn hai bữa là bữa trưa và bữa xế. Trong đó bữa ăn trưa là bữa chính và qua trong nhất. Thông qua bữa ăn trưa, trẻ được bù đắp những năng lượng đã tiêu hao và cung cấp năng lượng để tham gia và các hoạt động mới. Vì vậy việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ ở trường mầm non là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
    Trên thực tế, việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ ở các trường mầm non vẫn còn nhiều vấn đề cần phải bàn đến ( nhất là đối với khu vực nông thôn - điều kiện cơ sở vật chất, nhận thức của giáo viên, phụ huynh còn hạn chế). Thường trong các bữa ăn của trẻ cô giáo mới chỉ chú ý làm sao cho trẻ ăn hết xuất chứ chưa chú ý đến việc tổ chức làm sao cho trẻ ăn ngon miệng, làm sao để trẻ có tâm lý thoải mái khi ăn. Chính vì lý do trên mà tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ mầm non” làm bài sáng kiến kinh nghiệm của mình. Tôi mong muốn cùng các bạn lựa chọn tìm ra phương pháp, biện pháp để chăm sóc giáo dục trẻ ngày một tốt hơn.
    2. Mục đích nghiªn cøu:
    - Tìm hiểu thực trạng tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ mầm non.
    - Đề xuất một số biện pháp tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ mầm non 5-6 tuổi trường mầm non Gia Tường.
    3. §ối tượng nghiên cứu:
    Thực trạng tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ mẫu giáo lớn 5- 6 trường mÇm non Gia Tường huyện Nho Quan.
    4. Phạm vi nghiên cứu:
    Đề tài này nghiên cứu thực trạng tổ chức bữa ăn trưa cho 25 trẻ 5-6 tuổi lớp 5A ở trường mÇm non Gia Tường.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
    Thu thập thông tin, đọc, phân tích tài liệu, những vấn đề có liên quan, để xây dựng cơ sở định hướng cho đề tài.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    5.2.1. Phương pháp quan sát
    Quan sát tổ chức ho¹t ®éng bữa ăn trưa tự nhiên của cô và trẻ từ đó nhận xét, phân tích thực trạng của lớp nghiên cứu thực trạng trong khoảng 8 bưa ¨n tr­a.
    5.2.2. Phương pháp điều tra
    Điều tra bằng phiếu câu hỏi: đưa ra hệ thống câu hỏi cho giáo viên về tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ mÉu gi¸o 5-6 tuổi tại trường mÇm non Gia Tường.
    5.2.3. Phương pháp đàm thoại , trò chuyện
    Tiến hành trò chuyên, đàm thoại trực tiếp với hiÖu phã phô tr¸ch dinh d­ìng, c« gi¸o, vµ c¸c c« phô tr¸ch nu«i trong tr­êng mÇm non Gia T­êng.
    5.3. Phương pháp sử lý số liệu bằng thống kê toán học:
    Thống kê số liệu và tính % nhằm sử dụng số liệu thu được khách quan, đúng thực tế, để phân tích kết quả nghiên cứu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...