Thạc Sĩ Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ văn phòng ở huyện Sô Lô - tỉnh Vĩnh Phúc

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG v
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 2
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 2
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    5. Giả thuyết khoa học . 3
    6. Phạm vi nghiên cứu . 3
    7. Phương pháp nghiên cứu . 3
    8. Cấu trúc luận văn . 4
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG KỸ
    NĂNG GIAO TIẾP CÔNG VỤ CHO CÁN BỘ VĂN PHÒNG Ở
    CẤP HUYỆN . 5
    1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
    1.1.1. Các công trình nghiên cứu của một số nước trên thế giới . 5
    1.1.2. Các công trình nghiên cứu của Việt Nam . 5
    1.2. Một số khái niệm công cụ . 7
    1.2.1. Giao tiếp, giao tiếp công vụ . 7
    1.2.2. Kỹ năng giao tiếp công vụ . 11
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    1.2.3. Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ Văn phòng cấp huyện 13
    1.3. Những vấn đề cơ bản về kỹ năng giao tiếp công vụ của cán bộ văn
    phòng ở cấp huyện . 15
    1.3.1. Vai trò của kỹ năng giao tiếp công vụ trong hoạt động văn phòng 15
    1.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp công vụ của cán bộ
    với nhân dân trong thực thi công vụ 19
    1.4. Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ văn phòng ở
    cấp huyện . 22
    1.4.1. Lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng . 22
    1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng . 31
    1.4.3. Các biện pháp chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng . 33
    1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng . 35
    1.4.5. Vai trò của Chánh Văn phòng huyện đối với hoạt động bồi dưỡng
    kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ văn phòng . 36
    Kết luận chương 1 37
    Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG
    GIAO TIẾP CÔNG VỤ CHO CÁN BỘ VĂN PHÒNG Ở HUYỆN
    SÔNG LÔ - TỈNH VĨNH PHÚC 39
    2.1. Tổ chức khảo sát . 39
    2.1.1. Một vài nét về khách thể khảo sát . 39
    2.1.2. Tổ chức khảo sát 43
    2.2. Kết quả khảo sát . 44
    2.2.1. Thực trạng về cơ cấu đội ngũ cán bộ văn phòng cấp cơ sở huyện
    Sông Lô 44
    2.2.2. Thực trạng kỹ năng giao tiếp công vụ của cán bộ văn phòng ở
    huyện tỉnh Vĩnh Phúc 46
    2.2.3. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho
    nhân viên văn phòng ở Huyện Sông Lô - Vĩnh Phúc 57
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    Kết luận chương 2 63
    Chương 3. BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP
    CÔNG VỤ CHO CÁN BỘ VĂN PHÒNG Ở HUYỆN SÔNG LÔ
    TỈNH VĨNH PHÚC . 64
    3.1. Nguyên tắc lựa chọn các biện pháp 64
    3.1.1. Đảm bảo tính đối tượng . 64
    3.1.2. Phù hợp với thực tế công việc . 64
    3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống 65
    3.1.4. Đảm bảo tính toàn diện 65
    3.1.5. Đảm bảo tính hiệu quả . 66
    3.2. Các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ văn
    phòng huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc 66
    3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ văn phòng về kỹ năng giao tiếp
    công vụ . 66
    3.2.2. Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng, lập kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng giao
    tiếp công vụ cho cán bộ văn phòng ở huyện Sông Lô - tỉnh Vĩnh Phúc . 69
    3.2.3. Huy động nguồn lực, xây dựng lực lượng báo cáo viên bồi dưỡng
    cho cán bộ văn phòng ở huyện Sông Lô - tỉnh Vĩnh Phúc . 74
    3.2.4. Cải thiện môi trường làm việc, tạo động lực cho cán bộ văn
    phòng tự hoàn thiện kỹ năng giao tiếp công vụ . 78
    3.2.5. Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức bồi dưỡng theo hướng
    phát huy vai trò chủ thể của cán bộ văn phòng tham gia bồi dưỡng 81
    3.2.6. Xây dựng các chế độ hỗ trợ về tài chính, cơ sở vật chất cho hoạt
    động bồi dưỡng 85
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi
    3.2.7. Lấy ý kiến phản hồi từ nhân dân về thái độ và hành vi phục vụ
    của cán bộ văn phòng, giúp cán bộ văn phòng tự hoàn thiện . 86
    3.2.8. Mối quan hệ giữa các biện pháp 88
    3.3. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 89
    3.3.1. Mục đích khảo nghiệm 89
    3.3.2. Nội dung khảo nghiệm 89
    3.3.3. Phương pháp khảo nghiệm 89
    3.3.4. Kết quả khảo nghiệm . 89
    Kết luận chương 3 91
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 92
    1. Kết luận 92
    2. Khuyến nghị . 93
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 94



    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    CLB : Câu lạc bộ
    CNH-ĐHH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
    CT - HC : Chính trị - Hành chính
    HCQG : Hành chính quốc gia
    HĐND : Hội đồng nhân dân
    NXB : Nhà xuất bản
    TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
    TTBD : Trung tâm bồi dưỡng
    UBMTTQ : Ủy ban mặt trận tổ quốc
    UBND : Ủy ban nhân dân
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 2.1: Thực trạng nhận thức của cán bộ văn phòng về tầm quan
    trọng của kỹ năng giao tiếp công vụ 46
    Bảng 2.2: Thực trạng nhận thức của cán bộ văn phòng về các kĩ năng
    giao tiếp công vụ của cán bộ văn phòng 47
    Bảng 2.3: Mức độ quan tâm của cán bộ văn phòng cấp xã tới nội dung
    giao tiếp công vụ 48
    Bảng 2.4: Thực trạng tự đánh giá về kỹ năng giao tiếp công vụ của cán
    bộ văn phòng cấp xã . 50
    Bảng 2.5: Thực trạng về thái độ phục vụ của nhân viên văn phòng trong
    giao tiếp công vụ 54
    Bảng 2.6: Thực trạng công tác tổ chức bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công
    vụ cho cán bộ văn phòng ở huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc . 59
    Bảng 2.7: Thực trạng công tác chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực
    giao tiếp công vụ của cán bộ văn phòng 61
    Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi, tính hiệu quả của các biện
    pháp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ văn phòng 90


    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Kĩ năng giao tiếp công vụ có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống
    hoạt động của con người, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành đạt của con người
    trong lĩnh vực lao động nghề nghiệp. Nhờ có kĩ năng giao tiếp công vụ mà
    chúng ta hiểu về mọi người xung quanh ta, biết cách chia sẻ với họ những buồn
    vui và khó khăn của cuộc sống, biết hành động hợp tác cùng người khác để tạo
    ra sự thành công cho tập thể và cá nhân, cộng đồng.
    Cùng với hoạt động xã hội kĩ năng giao tiếp công vụ là một hoạt động
    không thể thiếu trong đời sống con người, giúp cho con người có cơ hội gắn kết
    trong cộng đồng và hoạt động thành công, hiệu quả vì mục đích chung. Đó là
    một trong những phương tiện có ý nghĩa nhất để con người giao lưu và phát
    triển nhân cách, để con người hợp tác và tiến hành các loại hoạt động sản xuất
    và hoạt động xã hội khác để khẳng định vị trí xã hội của con người.
    Đối với cá nhân, kĩ năng giao tiếp là điều kiện tồn tại và là một nhân tố
    phát triển tâm lý, nhân cách của họ. Việc nghiên cứu các vấn đề về Kĩ năng
    hoạt động giao tiếp để tìm hiểu các quy luật trao đổi thông tin, tương tác lẫn
    nhau giữa các cá nhân trong quá trình hoạt động sẽ đem lại hiệu quả cao trong
    lao động sản xuất, lao động nghề nghiệp, trong hoạt động cộng đồng. Để hoạt
    động cộng đồng thành công, đòi hỏi chủ thể hoạt động cần phải có kĩ năng giao
    tiếp nhằm gắn kết các thành viên trong cộng đồng theo mục đích hoạt động
    chung, tạo ra sự chia sẻ, hợp tác trong hành động.
    Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ văn phòng là
    hoạt động nhằm giúp cho người cán bộ văn phòng có kiến thức hiểu biết về
    giao tiếp, đồng thời phải có kĩ năng giao tiếp với cá nhân, cộng đồng trong thi
    hành nhiệm vụ, công vụ.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    Huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc - một huyện mới được thành lập còn
    rất nhiều khó khăn, đặc biệt là cán bộ, công chức Văn phòng còn trẻ, mới được
    điều động, tuyển dụng vào làm việc - thì cùng với việc đào tạo, bồi dưỡng về
    chuyên môn, nghiệp vụ, vấn đề bồi dưỡng các kỹ năng giao tiếp công vụ cần
    được sự ưu tiên, quan tâm đặc biệt để đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng,
    hiệu quả hoạt động của cơ quan Văn phòng. Trong những năm qua kỹ năng giao
    tiếp công vụ của cán bộ văn phòng ở Huyện Sông Lô - Tỉnh Vĩnh Phúc, đã đạt
    được những kết quả đáng khích lệ trong các hoạt động chung, tuy nhiên bên cạnh
    đó hoạt động của đội ngũ này chưa được sâu rộng và hiệu quả cao một phần do
    năng lực giao tiếp của cán bộ còn hạn chế đặc biệt là kỹ năng giao tiếp công vụ
    của cán bộ chưa được quan tâm, tập huấn nghiệp vụ thường xuyên. Chính vì vậy
    chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công
    vụ cho cán bộ văn phòng ở Huyện Sông Lô - Tỉnh Vĩnh Phúc”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về kỹ năng và bồi dưỡng kỹ
    năng giao tiếp công vụ cho cán bộ văn phòng ở huyện đề tài đề xuất các biện
    pháp tổ chức bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ văn phòng ở
    Huyện Sông Lô - Tỉnh Vĩnh Phúc” nhằm hoàn thiện và phát triển năng lực hoạt
    động cho cán bộ văn phòng ở Huyện Sông Lô - Tỉnh Vĩnh Phúc.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Khách thể nghiên cứu của đề tài là quá trình bồi dưỡng kĩ năng hoạt
    động giao tiếp của cán bộ văn phòng ở Huyện Sông Lô.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các biện pháp tổ chức bồi dưỡng kĩ
    năng giao tiếp công vụ của Chánh Văn phòng huyện cho cán bộ văn phòng cơ
    sở ở Huyện Sông Lô - Tỉnh Vĩnh Phúc.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công
    vụ cho cán bộ văn phòng cấp huyện.
    Khảo sát thực trạng tổ chức bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán
    bộ Văn phòng ở cấp huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc.
    Đề xuất hệ thống các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho
    cán bộ văn phòng ở huyện tỉnh Vĩnh Phúc.
    5. Giả thuyết khoa học
    Hiệu quả hoạt động của cán bộ văn phòng ở huyện phụ thuộc một phần
    vào năng lực công tác của cán bộ văn phòng nói chung và kỹ năng giao tiếp
    công vụ của cán bộ văn phòng nói riêng, nếu đánh giá đúng kỹ năng giao tiếp
    của cán bộ văn phòng và đề xuất được các biện pháp tổ chức bồi dưỡng kỹ
    năng giao tiếp công vụ cho cán bộ văn phòng cấp huyện tỉnh Vĩnh Phúc thì sẽ
    góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ văn phòng các cấp
    trong tỉnh Vĩnh Phúc.
    6. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp của Chánh văn phòng huyện
    nhằm tổ chức bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ, hướng dẫn cho cán bộ văn
    phòng cấp huyện thuộc cấp cơ sở huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện kỹ
    năng giao tiếp công vụ bằng ngôn ngữ nói. Đề tài tiến hành khảo sát trên cán bộ
    văn phòng của Huyện và các xã: Lãng Công, Tân Lập, Đồng Thịnh, Nhạo sơn,
    Đức Bác, Hải Lựu, Thị trấn Tam Sơn
    7. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp sau đây:
    7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
    Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh hệ thống hóa, khái
    quát hóa các tài liệu về kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ văn phòng cấp
    huyện nhằm xây dựng khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    4
    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Điều tra, khảo sát thực tế bằng các phiếu hỏi, thu thập thông tin, xử
    lý số liệu nhằm mô tả thực trạng kĩ năng giao tiếp công vụ và thực trạng
    bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp công vụ cho cán bộ văn phòng cấp huyện tỉnh
    Vĩnh Phúc.
    - Phỏng vấn trực tiếp cán bộ văn phòng cấp xã nhằm bổ sung cho kết
    quả điều tra bằng phiếu hỏi.
    - Nghiên cứu thực tế, tổng kết kinh nghiệm về bồi dưỡng kỹ năng giao
    tiếp công vụ cho cán bộ Văn phòng cấp huyện.
    - Phương pháp xin ý kiến chuyên gia nhằm khảo nghiệm tính hiệu quả,
    tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
    7.3. Phương pháp bổ trợ
    Sử dụng phương pháp thống kê toán học và phần mềm tin học để xử lý
    số liệu và phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu.
    8. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị đề tài gồm 3 chương:
    Chương1: cơ sở lý luận về tổ chức bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ
    cho cán bộ văn phòng cấp huyện
    Chương 2: Thực trạng tổ chức bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho
    cán bộ Văn phòng ở huyện tỉnh Vĩnh Phúc
    Chương 3: Các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho cán
    bộ văn phòng ở huyện tỉnh Vĩnh Phúc
     
Đang tải...