Báo Cáo Tổ chức bộ máy - chức năng - nhiệm vụ của tổng cục thống kê vụ dân số và lao động

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổ chức bộ máy - chức năng - nhiệm vụ của tổng cục thống kê vụ dân số và lao động

    TỔ CHỨC BỘ MÁY - CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ CỦA TỔNG CỤC THỐNG KÊ VỤ DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG
    Lời nói đầu
    Ngày 20/2/1956, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 695/TTg thành lập Cục Thống kê Trung ương trực thuộc Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và ngày 29/9/1961, Chính phủ ra Nghị định số 131/CP quyết định thành lập Tổng cục Thống kê trực thuộc Chính phủ và định danh này tồn tại cho đến nay.
    Tổng cục thống kê là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng quản lý nhà nước về công tác thống kê trong phạm vi cả nước và cung cấp thông tin bằng số về tình hình kinh tế - xã hội cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của Chính phủ.
    1. Xây dựng trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản pháp quy khác về thống kê và tổ chức thực hiện các văn bản nói trên sau khi đã được Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ ban hành.
    2. Trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành thống kê và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch được duyệt.
    3. Ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ thống kê để thực hiện thống nhất trong cả nước.
    4. Tổ chức thu thập, xử lý phân tích và công bố số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội và cung cấp các số liệu đó theo quy định của Chính phủ.
    5. Phối hợp và giúp đỡ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xác định nội dung và phương pháp thu thập số liệu thống kê chuyên ngành.
    6. Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác thống kê, xúc tiến hợp tác quốc tế vễ lĩnh vực thống kê theo quy định của Chính phủ. Tổ chức việc đào tạo, bồi thường nghiệp vụ thống kê cho cán bộ làm công tác thống kê.
    7. Thanh tra, kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, các tổ chức kinh tế và xã hội trong việc chấp hành luật pháp về công tác thống kê.
    8. Quản lý tổ chức, biên chế, kinh phí hoạt động của toàn ngành thống kê (từ trung ương đến cơ sở) theo quy định của Chính phủ.
    c. Tổ chức bộ máy
    - Tổng cục Thống kê do Tổng cục trưởng phụ trách, giúp việc tổng cục trưởng có các Phó tổng cục trưởng. Tổng cục trưởng, các phó tổng cục trưởng do thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm.
    Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của ngành thống kê. Các phó tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước tổng cục trưởng về các lĩnh vực được phân công.
    - Tổng cục Thống kê được tổ chức và quản lý theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương, cơ cấu tổ chức gồm có:
    Các đơn vị giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước
    - Vụ tổng hợp và Thông tin
    - Vụ Hệ thống Tài chính Quốc gia
    - Vụ Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản
    - Vụ Công nghiệp
    - Vụ xây dựng, Giao thông và Bưu Điện
    - Vụ Thương mại và Giá cả
    - Vụ Dân số và Lao động
    - Vụ Xã hội và Môi trường
    - Vụ Phương pháp, Chế độ Thống kê
    - Vụ Tổ chức Cán bộ và Đào tạo
    - Thanh tra
    - Văn Phòng
    - Vụ kế hoạch và Tài chính
    - 61 Cục Thống kê trực thuộc Tổng cục đặt ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Cục quản lý cả biên chế làm thống kê ở huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh.
    Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục:
    - Viện Nghiên cứu Khoa học Thống kê
    - Trung tâm Tính toán Thống kê
    - Trường Cán bộ Thống kê Trung ương I
    - Trường Trung học thống kê II
    - Tạp chí con số và Sự kiện
    Các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Tổng cục
    - Nhà xuất bản Thống kê
    - Công ty sản xuất và dịch vụ Tổng hợp.
    Trước những yêu cầu bức xúc về việc áp dụng số liệu thống kê lao động xã hội, năm 2003, kết hợp với đề tài nghiên cứu khoa học đã đăng ký, Vụ Dân số - Lao động sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề: hệ thống chỉ tiêu và khái niệm, các nguồn số liệu và phương pháp thu thập chúng; kinh nghiệm của các nước và khuyến nghị của các tổ chức quốc tế về những vấn đề này, những đề nghị áp dụng vào nước ta trong thời kỳ 2003 - 2010 (theo đề án phát triển Ngành thống kê đến năm 2010).
    Đề nghị: Tổng cục tăng thêm kinh phí và tạo điều kiện cho Vụ dân số - Lao động có cơ hội tiếp cận quốc tế thống kê và phân tích số liệu về lao động xã hội.
    Tiến hành các hoạt động của Tiểu dự án VIE/01/P12 - TK:
    Tiểu dự án này đã được ký kết từ tháng 12 năm 2002 và tiếp tục kéo dài trong 3 năm tới (2003 - 2005)
    Nội dung tiểu dự án lần này bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, có sự phối hợp giữ Vụ dân số - Lao động với các đơn vị trong và ngoài ngành thống kê. Tuy nhiên, năm 2004 Vụ dân số - Lao động phải tiến hành vào cùng một thời điểm (1/4) hai cuộc điều tra mẫu: (1) Điều tra biến động dân số - KHHGĐ và Nguồn lao động, và (2) Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ.
    Mặc dù năm 2004 Vụ Dân số - Lao động phải thực hiện rất nhiều hoạt động của Tiểu dự án VIE/01/P12/TK, nhưng để bảo đảm yêu cầu số liệu cơ bản về dân số - KHHGĐ của các tỉnh/ thành phố, đề nghị tổng cục cho phép Vụ dân số - Lao động, ngay từ bước thiết kế sơ bộ của Tiểu dự án vào đầu năm 2003, chủ động lồng ghép 2 cuộc điều tra vào một "Mẫu lồng" như sau:
    - Mẫu lớn (khoảng 350.000 hộ). Là mẫu điều tra BĐDS - KHHGĐ và Nguồn lao động hàng năm, đại diện cho cấp tỉnh/thành phố. Mẫu này do các tỉnh/ thành phố thực hiện theo kinh phí thường xuyên của tổng cục.
    -Mẫu con (khoảng 10.000 hộ). Là mẫu chỉ đại diện cho toàn quốc và một số vùng lớn, dùng cho cuộc " Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ 2004". Mẫu này do các đội điều tra giữa kỳ thực hiện.
     
Đang tải...