Luận Văn TM139 - Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước bằng phát luật, theo định hướng XHCN. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc trưng khác nhau xuất phát từ quan hệ sở hữu và mục đích kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu coi nền kinh tế là một cơ thể sống thì mỗi doanh nghiệp chính là một tế bào sống của cơ thể đó. Các tế bào này là nơi sản xuất và cung ứng hầu hết các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nền kinh tế xã hội. Do đó, sự phát triển, hưng thịnh, suy thoái hay tụt hậu của nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhưng đây chỉ là một chiều trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nền kinh tế. ở một chiều khác, trình độ phát triển của nền kinh tế với những đặc điểm riêng về môi trường kinh doanh cũng có tác dụng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng để đứng vứng trong cơ chế cạnh tranh gay gắt này thì điều kiện đòi hỏi đầu tiên đối với các doanh nghiệp đó là phải có vốn kinh doanh. Bởi vậy, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển phải quan tâm đến vấn đề tạo lập vốn, quản lý và sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả nhất, nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Do vậy, việc tổ chức và sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng, là điều kiện tiêu quyết để các doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình, tìm chỗ đứng vững chắc trong cơ chế mới.
    Trong cơ chế bao cấp trước đây, vốn kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước hầu hết được nhà nước tài trợ thông qua cấp phát vốn, đồng thời nhà nước quản lý về giá cả và quản lý sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch, lãi nhà nước thu, lỗ nhà nước bù, do vậy các doanh nghiệp hầu như không quan tâm đến hiệu qủa sử dụng đồng vốn. Nhiều doanh nghiệp đã không phát triển và bảo toàn được vốn, hiệu qủa sử dụng vốn thấp, tình trạng lãi giả lỗ thật ăn vào vốn xảy ra phổ biến trong các doanh nghiệp nhà nước. Bước sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý điều tiết vĩ mô của nhà nước, nhiều thành phần kinh tế song song cùng tồn tạ, cạnh tranh lẫn nhau gay gắt. Bên cạnh những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đứng vững trong cơ chế mới thì lại có một số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu qủa dẫn đến phá sản hàng loạt. Bởi trong cơ chế thị trường không chỉ riêng doanh nghiệp nhà nước mà còn nhiều doanh nghiệp khác cũng hoạt động sản xuất kinh doanh đêù phải tuân thủ theo các qui luật kinh tế vốn có: giá trị, cung cầu, cạnh tranh . và khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải trả lời 3 câu hỏi lớn: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? đồng thời dể trả lới với điều kiện ràng buộc đầu tiên bao giờ cũng phải là vốn kinh doanh. Qua đó, ta thấy được việc bảo toàn vốn kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh có ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn đối với các doanh nghiệp nhà nước nói riêng và toàn bộ các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung.
    Sau thời gian học tập tại trường, qua gần 3 tháng thực tập ở công ty Dệt Minh Khai, được sự hướng dẫn của thầy giáo bộ môn và sự giúp đỡ của ban lãnh đạo ở công ty. Em đã vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn của công ty, đông thời từ thực tiến đã làm sáng tỏ những lý luận đã học. Vì vậy, em đã đi sâu nghiên cứu chuyên đề: “Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh”, từ đó thấy rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác tổ chức và quản lý tài chính trong công ty.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...