Tài liệu Tlkt.biến động và lao động và việc làm

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    213
    chương 5
    BIẾN ĐỘNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
    TÌNH HÌNH VIỆC LÀM TRONG NĂM 2011
    Việc làm là một trong những chỉ số quan trọng nhất của kinh tế vĩ mô. Điều này lại càng đúng ở Việt Nam, do lực lượng lao động tăng khá nhanh nên tạo và đảm bảo việc làm là một trong những thách thức vĩ mô lớn. Để có bức tranh về tình hình lao động và việc làm trong năm 2011, cần đặt năm này trong cả một giai đoạn để có thể thực hiện việc so sánh đánh giá. Phân tích số liệu của Tổng cục Thống kê cho giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2011 cho thấy, tổng số việc làm trong nền kinh tế tăng từ 44 triệu lên 50,6 triệu, đạt tốc độ tăng trung bình khoảng 2,5%/năm (xem Hình 1.11 - Chương 1). Với lực lượng lao động có tốc độ tăng tương đương việc làm (2,8%/năm), số việc làm mới của Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu cung cấp cho những người mới gia nhập lực lượng lao động.
    Liên quan đến cơ cấu lao động (từ 15 tuổi trở lên) đang làm việc trong các khu vực kinh tế, Hình 5.1 cho thấy có một sự chuyển dịch đáng kể trong giai đoạn 2006-2011. Số lao động trong nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 55,4% xuống 48%, công nghiệp và xây dựng tăng từ 19,3% lên 22,4%; khu vực dịch vụ từ 25,3% đến 29,6%. Có thể thấy công nghiệp, xây dựng và dịch vụ là những ngành đóng góp chính cho tăng trưởng việc làm và đây có thể được nhìn nhận như là một xu hướng khá tích cực. Ở một góc độ phân tích khác về cơ cấu, cho đến năm 2010, khu vực tư nhân trong nước, đặc biệt là nông nghiệp và khu vực phi chính thức, giữ vai trò chính tạo việc làm cho nền kinh tế (chiếm 86% số việc làm), còn khu vực nhà nước có vai trò giảm (từ 11,2 xuống 10,4%). Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn nhỏ nên chiếm tỉ trọng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...