Đồ Án TK BĂNG GẦU ĐỨNG VẬN CHUYỂN THAN CỐC CỤC VỪA NĂNG SUẤT Q0 = 90 (m3-h), CHIỀU CAO NÂNG H = 30(m)

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THUYẾT MINH MÁY VẬN CHUYỂN LIÊN TỤC
    Đề tài:
    TK BĂNG GẦU ĐỨNG VẬN CHUYỂN THAN CỐC CỤC VỪA NĂNG SUẤT Q0 = 90 (m3/h), CHIỀU CAO NÂNG H = 30(m)
    Phần I. Giới thiệu chung
    1. Khái niệm
    Gầu tải được sử dụng để vận chuyển các vật dạng cục, dạng hạt và dạng bụi như than gỗ, than bùn, sỏi, đá dăm, cát, xi măng, hóa chất, hạt, bột Gầu tải được sử dụng ở các nhà máy, công xưởng, nhà máy điện, kho ngũ cốc, cảng
    2.Phân loại
    a.Theo chiều vận chuyển vật, gầu tải được chia thành gầu tải đứng và gầu tải nghiêng. Loại gầu tải nghiêng thì phức tạp hơn về kết cấu và được sử dụng ít hơn.
    b.Theo kiểu bộ phận kéo, gầu tải được chia thành gầu tải băng, gầu tải một xích, gầu tải hai xích và ít hơn là gầu tải cáp. Trong hai kiểu gầu tải thì các gầu được bắt cứng vào bộ phận kéo chỉ ở các thành sau, gầu tải hai xích thì các gầu có thể bắt chặt vào bộ phận kéo ở phần lưng lẫn ở thành bên.
    Gầu tải băng được sử dụng để vận chuyển các vật thể dạng hạt, dạng cục nhỏ và dạng bột, khô. Vật liệu dễ dàng được xúc vào và đổ ra khỏi gầu. Gầu làm việc êm và cho phép tốc độ chuyển động của băng trong giới hạn 0,8  3,5 (m/s). Nhưng độ bền băng hạn chế; năng suất đến 80 (m3/h) và chiều cao nâng đến 50 m.
    Gầu tải xích cho năng suất cao hơn, đến 300 (m3/h), và được sử dụng để vận chuyển các vật thể dạng cục to, ẩm, khó xúc và làm việc ở chế độ nặng. Tốc độ chuyển động của gầu tải xích trong giới hạn 0,4  1,2 (m/s); đối với vật thể dạng cục, dạng hạt, dạng cục nhỏ không mài mòn và ít mài mòn tốc độ được lấy đế 1,6 (m/s). Gầu tải một xích làm việc với các gầu có chiều rộng 160  250 (mm), còn gầu tải hai xích làm việc với các gầu có rộng hơn.
    Tùy thuộc vào sự bố trí các gầu ở trên băng hoặc trên xích mà có thể có gầu đặt cách nhau và có gầu tiếp hợp. Sự bố trí gầu phụ thuộc vào đặc tính vật liệu và phương pháp chất tải và dỡ tải. Khi bố trí gầu tiếp hợp thì ống chất tải được bố trí cao và sự chất tải được tiến hành trực tiếp bằng sự truyền vào gầu. Phương pháp này được dùng cho các dạng cục lớn và mài mòn, với tốc độ đến 1 (m/s).
    Khi gầu bố trí cách nhau thì ống chất tải được bố trí thấp và sự chất tải được tiến hành bằng cách xúc khi tốc độ chuểyn động 0,8  2 (m/s). Phương pháp này được dùng cho các vật liệu dạng cục nhỏ ít mài mòn và không mài mòn, vật liệu dạng hạt và dạng bụi. Các loại vật liệu này khi xúc thì không gây lực cản lớn.
    Theo phương pháp dỡ tải có:
    Gầu có dỡ tải li tâm, phương pháp này dùng cho xích tải có gầu đặt cách nhau và tốc độ chyển động 1  2 (m/s).
    Gầu có sự dỡ tải tự chảy có dẫn hướng, phương pháp này dùng cho gầu tải có gầu tiếp hợp và tốc độ chyển động 0,4  0,8 (m/s).
    Gầu có sự dỡ tải tự do, tự chảy, phương pháp này dùng khi các gầu đặt cách nhau và tốc độ chyển động 0,6  0,8 (m/s).
    Ưu điểm: của gầu tải là kích thước bao trong hình chiếu bằng nhỏ, dải năng suất rộng từ 5  30 (m3/h) và chiều cao nâng lớn, trường hợp cá biệt có thể đạt tới 75 m.
    Nhược điểm: không cho phép quá tải nên cần phải cấp tải một cách điều hòa. Nếu không đảm bảo được thì gầu quá tải sẻ bị hỏng.
    2. Các bộ phận hợp thành
    Các thông số cơ bản của gầu tải đứng tĩnh tại công dụng chung được xác lập bằng tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn này xem xét đến ba kiểu gầu sau:
    Gầu sâu có dung tích 0,75  15,5 (l), dùng để vận chuyển các vật liệu khô.
    Gầu nhỏ có dung tích 0,65  15 (l), dùng để vận chuyển các vật liệu ẩm và dính.
    Gầu sâu và nhỏ được lắp dặt cách nhau trên các gầu tải có tốc độ cao. Chất tải bằng cách xúc vật liệu trong máng và dỡ tải chủ yếu bằng lực li tâm. Bước gầu là 300, 400, 500 và 600 mm.
    Gầu có góc nhọn với dẫn hướng ở thành bên có dung tích 1,5  130 (l), dùng để vận chuyển các vật liệu dạng cục, nặng và mài mòn. Chúng được sử dụng khi bố trí tiếp hợp trên bộ phận kéo. Bước gầu là 160, 200, 250, 320, 400, 500 và 630 mm. Chất tải được tiến hành bằng cách đổ vật liệu trực tiếp vào gầu, còn dỡ tải bằng phương pháp tự chảy. Khi gầu lật thì các dẫn hướng ở thành bên sẽ tọa ra một máng để hướng dòng vật liệu vào ống dỡ tải ở đầu trên của gầu tải.
    Gầu thường được chế tạo từ thép tấm bằng cách dập khuôn và hàn cũng như đúc bằng gang rèn, cũng có thể chế tạo gầu bằng chấtt dẻo có cốt bằng sợi thủy tinh. Các loại gầu này có độ bền cao và trọng lượng nhỏ, được sử dụng để vận chuyển hóa chất, đất nhiên liệu cứng và nhiều vật liệu khác.
    Thường dùng xích và băng làm bộ phận kéo, cũng có thể sử dụng băng kim loại. Xích được sử dụng là xích tấm và xích ống lót con lăn, xích hàn, xích tháo lắp và các loại xích khác. Thiết bị truyền động thường dùng là hộp giảm tốc. Đường kính tang dẫn động của gầu tải băng D = (125  150)i (mm), i là số lớp đệm băng. Khi dỡ tải ly tâm đường kính tang và số vòng quay cần phải phối hợp với tốc độ của băng. Chiều dài tang đựơc lấy lớn hơn chiều rộng băng 50 (mm). Các gầu tải được trang bị khóa tự động. Tang kéo căng cũng có những kích thước như tang dẫn động. Thiết bị kéo căng thường sử dụng là vít, cũng có thể là vít – lò xo hoặc đối trọng. Phần vỏ đứng thường có các đoạn tiêu chuẩn có độ cao 2  2,5 (m), ở các đoạn giữa được lắp các dẫn hướng đặc biệt đễ chống lắc cho bộ phận kéo.

    Phần II. Tính toán thiết kế
    1. Các thông số và chọn gầu
    Năng suất Q0 = 90 (m3/h)
    Chiều cao nâng H = 30 (m)
    Chọn gầu là gầu đáy nhọn có thành dẫn hướng kí hiệu là O.
    Băng gầu dùng dây băng thấp tốc loại O, bộ phận kéo là dây đai, dỡ tải theo phương pháp trọng lực.
    Vận tốc gầu vg = 0,8 (m/s)
    Vận tốc dây băng vb = 0,8 (m/s)
    Hệ số điền đầy gầu  = 0,6
    Khối lượng riêng của than cốc  = 0,5 (T/m3)
     
Đang tải...