Tài liệu Tính vị chủng, giá trị cảm nhận, niềm tin hàng nội và dự định hành vi của người tiêu dùng đối với th

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ​TÍNH VỊ CHỦNG, GIÁ TRỊ CẢM NHẬN, NIỀM TIN HÀNG NỘI VÀ DỰ ĐỊNH HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI
    THUỐC BỔ TRẺ EM SẢN XUẤT TRONG NƯỚC ETHNOCENTRISM, PRODUCT EVALUATION, BELIEF IN DOMESTIC PRODUCT, AND BEHAVIORAL INTENTION OF CONSUMER
    REGARDING DOMESTIC TONIC FOR CHILDREN






    TÓM TẮT
    Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế mang đến nhiều cơ hội và thách thức cho ngành công nghiệp dược Việt Nam, từ đó có thể dẫn đến sự thay dổi trong hành vi cũng như nhận thức của người tiêu dùng. Nghiên cứu này xác định một số nhân tố ảnh hưởng đến dự định hành vi người tiêu dùng đối với thuốc bổ trẻ em sản xuất trong nước. Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu trước đây, một mô hình với các biến số chính được thiết lập, làm cơ sở xây dựng bản câu hỏi phỏng vấn 300 người tiêu dùng tại Đà Nẵng nhằm thu thập dữ liệu nghiên cứu. Bài viết nghiên cứu mô hình cấu trúc tuyến tính giữa các yếu tố (1) tính vị chủng, (2) giá trị cảm nhận,
    (3) niềm tin hàng nội và dự định hành vi trong lĩnh vực thuốc bổ trẻ em. Kết quả nghiên cứu cho phép đề xuất một số kiến nghị cho các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước và các cơ quan quản lý nhằm định hướng xây dựng và phát triển ngành công nghiệp dược nước nhà.
    Từ khóa: Tính vị chủng, giá trị cảm nhận, chất lượng cảm nhận, niềm tin hàng nội, thuốc nội, thuốc bổ trẻ em sản xuất trong nước
    ABSTRACT
    The process of international economic integration has brought many opportunities and challenges for Vietnam's pharmaceutical industry, this can lead to a change in behavior as well as consumers’ awareness. The research identifies the factors influencing behavioral intention of consumer regarding the domestic tonic for children. Based on previous research, a new model was formed together main variables, which was used to design the questionare to interview 300 consumers in Da Nang in order to collect research data. The research will view Structural Equation modeling: (1) Ethnocentrism, (2) Product evaluation, (3) Belief in domestic product, and behavioral intention regarding the domectic tonic for children. The research results help to suggest some solutions for domestic pharmaceutical manufacturing companies and management agencies to build and develop domestic pharmaceutical industry.
    Key words: Ethnocentrism, product evaluation, perceived quality, belief in domestic product, domestic medicine, domestic tonic for children




    1. Đặt vấn đề
    Ngành dược Việt Nam được coi là một ngành còn non trẻ tuy nhiên hiện nay đã có những bước tiến nhất định. Mặc dù công nghiệp dược trên Thế Giới tăng trưởng chậm lại trong 2 năm gần đây, công nghiệp Dược ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, vẫn có thể đạt tốc độ tăng trưởng 12% - 15% trong giai đoạn 2009 - 2012.
    Tuy nhiên thuốc sản xuất trong nước chủ yếu là generic không có giá trị cao, sản xuất có nhiều trùng lắp, gây nên hiện tượng cạnh tranh về giá và mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu tiêu thụ thuốc nội địa. Nguyên vật liệu phải nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Ấn Độ, khiến cho các doanh nghiệp dược trong nước phải đối mặt với các khó khăn









    và rủi ro về tỷ giá khi nhập khẩu. Từ 1/1/2007 các doanh nghiệp nước ngoài sẽ được phép mở chi nhánh tại Việt Nam dưới hình thức liên doanh liên kết hay 100% vốn nước ngoài. Doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài sẽ được đối xử bình đẳng theo nguyên tắc đối xử quốc gia. Việc bảo hộ các doanh nghiệp phải được thực hiện đúng trong khuôn khổ của WTO. Thuế nhập khẩu thuốc sẽ giảm dần và xuống 2,5% vào năm 2012. Giảm thuế nhập khẩu là thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất dược trong nước trong việc cạnh tranh với thuốc nhập khẩu từ nước ngoài.
    Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam những năm qua tăng trưởng đều và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế phát triển. Trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng gia tăng việc chi tiêu về dịch vụ y tế, đặc biệt là chi tiêu cho dược phẩm. BMI dự báo rằng, trong 5 năm tới thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ là mảnh đất giàu tiềm năng cho các công ty nước ngoài do thị trường bắt đầu mở cửa rộng hơn cho các doanh nghiệp này.
    Nhưng trên thị trường nội địa hiện nay dược phẩm Việt Nam chưa chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Mặc dù nền công nghiệp dược Việt Nam phát triển mạnh trong những năm qua nhưng cái quá khứ về công nghệ lạc hậu, sản phẩm nghèo nàn, chất lượng thấp cùng với những điều không hay xảy ra cho khách hàng khi dùng thuốc nội đã và đang gây ra một trở ngại lớn khắc sâu vào tâm trí của người tiêu dùng khiến cho các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam khó có thể cạnh tranh với các dược phẩm nhập khẩu. Thêm vào đó là tâm lý thích dùng hàng ngoại của người Việt Nam và tập quán dùng thuốc của nhân dân ta hiện nay là xu hướng tự mua thuốc, tự kê đơn (không cần đơn thầy thuốc hoặc yêu cầu thầy thuốc kê đơn theo ý muốn của mình) với sự hiểu biết không rõ ràng và chỉ thích dùng thuốc ngoại nên những năm qua thị phần nội địa vẫn bị hàng ngoại nhập chiếm ưu thế.
    Có thể nói chất lượng thuốc nội không cao bằng thuốc ngoại nhưng hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, Việt Nam đã sản xuất được nhiều thuốc chuyên trị đặc dụng chất lượng không thua kém và giá cả lại thấp hơn nhiều so với thuốc ngoại. Tuy nhiên thì các doanh nghiệp nhập khẩu thuốc ngoại không phải vì chất lượng thuốc nội không tốt hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu mà vì sự chấp nhận sử dụng thuốc nội của người tiêu dùng.
    Đứng trước thực tế hàng năm nước ta chi ra hàng tỷ USD để nhập khẩu các loại dược phẩm, Việt Nam đã xây dựng một ngành công nghiệp dược của riêng quốc gia mình. Tuy nhiên nhìn nhận dưới góc độ người tiêu dùng về dược phẩm trong nước chưa được cụ thể và niềm tin vẫn chưa cao nên nước ta vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn dược phẩm nước ngoài. Nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng đối với thuốc nội có tầm quan trọng trong việc định hướng cho sự phát triển ngành công nghiệp nước nhà.
    Nhưng để nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đối với tất cả các dược phẩm nội đòi hỏi một sự đầu tư mang tầm cỡ lớn và cần một thời gian dài, chính vì vậy đề tài này chỉ giới hạn trong nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng đối với thuốc bổ nội và cụ thể hơn là thuốc bổ nội dành cho trẻ em. Việc chọn thuốc bổ trẻ em nội mà không phải là loại dược phẩm khác bởi vì các lý do sau:
    Kim ngạch nhập khẩu dược phẩm của nước ta chiếm tỷ lệ lớn nhất là nhóm thuốc kháng sinh đặc trị và thuốc bổ sung vitamin, đồng thời thị phần sản xuất vitamin trong nước cao hơn thị phần nhập khẩu mặt hàng này chứng tỏ các doanh nghiệp sản xuất dược trong nước đang tập trung mạnh vào phân khúc phổ thông này.









    Thuốc bổ có thể được mua mà không cần sự kê đơn của bác sĩ hay nói cách khác hành vi mua sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ các yếu tố tác động từ phía người tiêu dùng.
    Hiện nay, mỗi gia đình có ít con vì vậy trẻ em được quan tâm nhiều hơn. Thêm vào đó trẻ em trong giai đoạn đầu phát triển có vị trí rất quan trọng trong suốt quá trình phát triển của mỗi con người, nó được ví như “thời kỳ vàng của cuộc đời”. Thực tế khoa học đã chứng minh, chiều cao, cân nặng và bộ não có “đạt” hay không, phần lớn được quyết định trong những năm đầu đời của trẻ. Vì vậy nhu cầu về sản phẩm này đang ngày càng được gia tăng.
    Đồng thời, Chính phủ đang thực hiện cuộc hưởng ứng “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” hơn nữa là “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” nhằm nâng cao tính vị chủng trong tiêu dùng và đồng thời với đề án “Quy hoạch chi tiết phát triển công nghiệp dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” đang được đầu tư xây dựng nhằm nâng cao năng lực khả năng sản xuất và tiêu dùng dược phẩm trong nước. Để đánh giá những chương trình này có phù hợp và mang lại kết quả khả quan hay không nên, đề tài sẽ nghiên cứu về tác động của tính vị chủng, niềm tin hàng nội đến hành vi người tiêu dùng.
    Xuất phát từ những vấn đề trên, nghiên cứu này hướng đến:
    Đánh giá tính vị chủng của người tiêu dùng Việt Nam
    Đo lường giá trị cảm nhận của người tiêu dùng đối với thuốc bổ trẻ em nội
    Đo lường niềm tin của người tiêu dùng đối với ngành công nghiệp dược trong nước
    Xác định ảnh hưởng của tính vị chủng, giá trị cảm nhận, niềm tin hàng nội lên dự định hành vi của người tiêu dùng đối với thuốc bổ trẻ em nội
    Đề xuất một số kiến nghị cần thiết cho các cơ quan nhà nước, các bên hữu quan, các danh nghiệp trong việc hình thành chiến lược phát triển sản xuất thuốc bổ trẻ em nói riêng và công nghệ dược phẩm Việt Nam nói chung
    2. Cơ sở lý luận, mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
    2.1. Cơ sở lý luận
    Tính vị chủng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...