Thạc Sĩ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc lãnh đạo phát triển nông thôn trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Tỉnh ủy Vĩnh Phúc lãnh đạo phát triển nông thôn trong giai đoạn hiện nay


    Luận văn dài 162 trang

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nông nghiệp có vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt đối với cách mạng nước ta - một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu. Kể từ khi Đảng ta ra đời, nhất là từ khi thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, Đảng ta luôn khẳng định tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân và nông thôn; Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp phát triển nông nghiệp (PTNN), góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân. Trong quá trình đổi mới, Đảng ta đã xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn là một trong những nội dung cơ bản của CNH, HĐH đất nước. Mặt khác, Đảng luôn coi trọng công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để bổ sung, phát triển và từng bước hoàn thiện đường lối đổi mới và lãnh đạo đất nước chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp tục đổi mới toàn diện thực hiện mục tiêu của cách mạng trong từng giai đoạn. Đánh giá 20 năm đổi mới (1986-2006), Đảng ta khẳng định:
    Hai mươi năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện, kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt [27, tr. 67].
    Về vấn đề nông nghiệp, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (BCHTW) khóa X đánh giá: "Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị trí cao trên thị trường thế giới" [29, tr. 121].
    Những thành tựu đó đã minh chứng đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội chủ nghĩa (XHCN) và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng hoàn thiện.
    Tuy nhiên, đất nước vẫn trong tình trạng kém phát triển; nông nghiệp phát triển kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu thế chậm lại, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển; nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất còn chậm, phổ biến là sản xuất nhỏ, phân tán, năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp. Các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh sản xuất hàng hóa Những vấn đề đó nếu không được giải quyết tất sẽ gây phức tạp về chính trị, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng và bản chất chế độ XHCN. Để góp phần từng bước làm rõ, giải quyết tốt những vấn đề đó cần PTNN, tiếp tục đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Muốn vậy, sự lãnh đạo của Đảng và các cấp ủy đảng địa phương có vai trò rất quan trọng. Mặt khác, việc tổng kết thực tiễn, cùng với những phát hiện từ các địa phương về sự lãnh đạo của Đảng đối với nông nghiệp sẽ góp phần giúp Đảng ta không ngừng hoàn thiện, bổ sung lý luận là rất cần thiết.
    Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, có trung du và miền núi, mang đặc điểm của cả ba vùng sinh thái. Địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam; phía Bắc là dãy núi Tam Đảo, phía Tây và Nam được bao bọc bởi sông Hồng và sông Lô. Diện tích tự nhiên 123.176,43 ha; đất nông nghiệp 85.781,6 ha; nhiều loại đất với độ phì khác nhau, nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và đời sống dồi dào là những điều kiện thuận lợi để phát triền nền nông nghiệp đa dạng, cơ cấu sản phẩm phong phú.
    Vĩnh Phúc là tỉnh tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, nằm ở vùng chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng và các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc có hệ thống giao thông khá phát triển, cả đường sắt, đường bộ, đường thủy và gần cảng hàng không quốc tế Nội Bài, nên rất thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học - công nghệ và tiêu thụ nông sản. Nông dân Vĩnh Phúc cần cù, năng động, sáng tạo đã từng được cả nước biết đến như một điển hình về phong trào hợp tác hóa, đổi mới cơ chế quản lý với phương thức "khoán hộ trong nông nghiệp", phong trào thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi Điều kiện tự nhiên, xã hội của tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng.
    Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhất là từ khi tái lập tỉnh (1997) đến nay, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế; có nhiều chủ trương và giải pháp đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Một mặt, phát huy, khai thác tốt các yếu tố nội lực, mặt khác thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài (cả trong và ngoài nước), thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp - thủy sản bình quân 10 năm gần đây đạt trên 6,5%/năm, năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, giá trị sản xuất, thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác tăng, cơ cấu chuyển dịch tích cực; tỷ trọng chăn nuôi tăng từ 28,16% năm 2001 lên 49,85% năm 2008. Thu nhập và đời sống của nông dân được cải thiện; bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Trong lãnh đạo nông nghiệp, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị về tập trung lãnh đạo PTNN; đặc biệt Nghị quyết 03-NQ/TU về PTNN, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020 được cả nước biết đến và là tỉnh đầu tiên của cả nước có nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Qua đó, kịp thời động viên được mọi tầng lớp nhân dân tích cực, hăng hái thi đua lao động sản xuất cho PTNN, phát huy được sức mạnh của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở. Đây là nhân tố quan trọng quyết định để tỉnh Vĩnh Phúc đạt được những thành tựu kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng trong thời gian qua.
    Tuy nhiên, sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đối với nông nghiệp vẫn còn những hạn chế, thiếu sót. Nông nghiệp phát triển chưa toàn diện, chưa tương xứng với tiềm năng. Sản xuất còn manh mún, phân tán, nhỏ lẻ, sản phẩm hàng hóa còn ít, sức cạnh tranh thấp, tỷ lệ cơ giới hóa thấp; các hình thức hợp tác sản xuất chậm đổi mới, vai trò của hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp nông nghiệp hạn chế; thị trường tiêu thụ hạn hẹp, sản phẩm nông nghiệp tiêu thụ khó khăn, giá cả biến động thất thường bất lợi cho người sản xuất, lợi nhuận thu được từ sản xuất nông nghiệp không cao; đời sống của một bộ phận nông dân, nhất là vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, khoảng cách về thu nhập và đời sống giữa nông thôn và thành thị có xu thế ngày càng lớn Vì vậy, tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với PTNN trong thời kỳ mới là rất cần thiết. Đó cũng là nhiệm vụ Tỉnh ủy lãnh đạo triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCHTW (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
    Do vậy, việc nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng, xác định nguyên nhân của những mặt mạnh, hạn chế trong lãnh đạo PTNN của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc; từ đó đề ra mục tiêu, phương hướng, đặc biệt là hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với PTNN trong thời gian tới có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết.
    Vì vậy, tôi chọn vấn đề "Tỉnh ủy Vĩnh Phúc lãnh đạo phát triển nông thôn trong giai đoạn hiện nay" làm đề tài luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài


    MỤC LỤC



    Trang

    MỞ ĐẦU
    1

    Chương 1: TỈNH ỦY VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
    10
    1.1.
    Khái quát về tỉnh Vĩnh Phúc, nông nghiệp và Tỉnh ủy Vĩnh Phúc
    10
    1.2.
    Tỉnh ủy Vĩnh Phúc lãnh đạo phát triển nông nghiệp - quan niệm, nội dung, phương thức và qui trình lãnh đạo
    37

    Chương 2: TỈNH ỦY VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP-THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM
    50
    2.1.
    Thực trạng nông nghiệp và lãnh đạo phát triển nông nghiệp của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc
    50
    2.2.
    Nguyên nhân và kinh nghiệm về lãnh đạo phát triển nông nghiệp của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc
    83

    Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH ỦY VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020
    95
    3.1.
    Dự báo thuận lợi, khó khăn, thách thức và mục tiêu, phương hướng tăng cường lãnh đạo phát triển nông nghiệp của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc
    95
    3.2.
    Những giải pháp chủ yếu tăng cường lãnh đạo phát triển nông nghiệp của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc
    108

    KẾT LUẬN
    134

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    137

    PHỤ LỤC
    142
     
Đang tải...