Thạc Sĩ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc lãnh đạo ngành giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Tỉnh ủy Vĩnh Phúc lãnh đạo ngành giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay


    Luận văn dài 131 trang
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Giáo dục, đào tạo là lĩnh vực có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao dân trí cho toàn dân, tạo điều kiện đầu tiên và quyết định cho việc hình thành đội ngũ những người lao động mới có tri thức, có kỹ thuật, có kỹ năng lao động, chủ nhân ưu tú của dân tộc của chế độ. Chính giáo dục, đào tạo là nền tảng tạo ra nguồn lực quyết định lớn nhất của đất nước, là nơi chuẩn bị một cách toàn diện về học thức, thể lực, nhân cách lối sống và những giá trị tinh thần văn hóa cho người lao động. Mục tiêu chiến lược của giáo dục là đào tạo con người. Con người Việt Nam, con người thời đại, con người XHCN.
    Từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay, dưới chế độ xã hội mới nền giáo dục - đào tạo Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước và đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm chăm lo. Bác từng nói "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" [65, tr. 48]. Có thể xem đây là một quan điểm gốc của giáo dục, quan điểm này đặt vấn đề giáo dục có ý nghĩa quyết định đến vận mệnh của một dân tộc: Dốt thì không thể phát huy được cả về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội - dốt sẽ dễ thất bại trong công việc, sẽ dẫn đến đói nghèo, làm cho đất nước yếu kém. Sau khi thống nhất đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay Đảng và Nhà nước tiếp tục chú trọng phát triển giáo dục & đào tạo. Đại hội VII Đảng Cộng sản Việt Nam (1991) đã chủ trương coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII) đề ra nhiệm vụ "Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo". Cuối năm 1996 Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII) ra Nghị quyết chuyên đề và tiếp tục khẳng định giáo dục - đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Giáo dục & đào tạo được coi là "Máy cái" để tạo ra sự phát triển của đất nước. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định đến năm 2010 phải tạo được chuyển biến cơ bản về phát triển giáo dục và đào tạo:
    Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạch đồng bộ [35, tr. 26].
    Vĩnh Phúc kể từ khi tái lập (01-01-1997) đến nay sự nghiệp giáo dục, đào tạo nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng có nhiều thành tích nổi bật. Tính đến hết năm học 2007 - 2008 toàn tỉnh có 612 đơn vị trường học với hơn 310.000 học sinh, sinh viên, trong đó ngành giáo dục phổ thông có: Cấp tiểu học: 205 trường - 3443 lớp với 85916 học sinh, trung học cơ sở: 169 trường (tăng 4 trường) - 2407 lớp - 82681 học sinh; THPT: 44 trường (26 trường công lập - 16 trường bán công - 2 trường dân lập) - 1064 lớp 47811 học sinh (trong đó công lập 622 lớp 28.574 học sinh chiếm 59,7%), tỷ lệ học sinh bỏ học của tỉnh thấp hơn so với các địa phương khác trong cả nước (THCS là 0,65%, cả nước 1,14%; THPT là 0,72%, cả nước là 2,02%).
    Chất lượng và hiệu quả giáo dục có nhiều tiến bộ. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục. Đẩy mạnh giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống giáo dục hướng nghiệp và giáo dục pháp luật. Chất lượng dạy học ở tiểu học ổn định, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi được giữ vững và nâng cao. Chất lượng giáo dục toàn diện ở THCS và THPT được nâng lên và phát triển ổn định. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT trúng tuyển vào đại học, cao đẳng tăng dần hàng năm: Năm 2007 có 6400 em trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trong cả nước tăng 1800 em - tỷ lệ tăng 34,78% so với năm 2006 và gấp 3,19 lần so với năm 2001. Vĩnh Phúc đạt tỷ lệ khoảng 213 sinh viên/vạn dân (tỷ lệ bình quân chung của cả nước là 179 sinh viên/vạn dân). Đặc biệt kỳ thi học sinh giỏi quốc gia hàng năm, năm nào Vĩnh Phúc cũng có học sinh đạt giải với số lượng lớn xếp từ thứ 2 đến thứ 5 toàn quốc - 4 năm liên tiếp 2005, 2006, 2007, 2008 đều có học sinh giỏi tham dự OLympic quốc tế đoạt giải.
    Có được những kết quả nổi bật như vậy đã khẳng định sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy - HĐND - UBND Tỉnh với những chủ trương, chính sách, kế hoạch chỉ đạo cụ thể, đặc biệt những năm gần đây tỉnh đã chi ngân sách rất lớn cho sự nghiệp giáo dục và đầu tư xây dựng cơ bản kiên cố hóa trường lớp, trang thiết bị dạy học. Xây dựng trường chuẩn quốc gia, công tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm, thực hiện công bằng trong giáo dục, xây dựng xã hội học tập, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục ổn định và phát triển, đạt và vượt các định mức trên từng lĩnh vực công tác, liên tục 5 năm liền 2003 - 2008 được Bộ GD&ĐT tặng cờ thi đua xuất sắc và được đánh giá là tỉnh có nền giáo dục phát triển của cả nước.
    - Đất nước bước vào thời kỳ CNH, HĐH, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ. Năm 2008 suy thoái kinh tế thế giới đã có tác động lớn vào kinh tế nước ta, trong hoàn cảnh đó Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trước hết là Ban Chấp hành Đảng bộ đã có nhiều cố gắng vượt qua những khó khăn, thách thức lãnh đạo kinh tế - xã hội của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, trong đó có ngành giáo dục phổ thông. Tuy nhiên so với yêu cầu mới vẫn còn có những bất cập:
    - Chưa thực hiện tốt nội dung, phương pháp dạy học, kế hoạch giáo dục, mô hình trường học, đa dạng hóa các loại hình học tập .
    - Năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên còn hạn chế. Việc quản lý chất lượng dạy học và xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển ở một số đơn vị còn yếu.
    - Sự chênh lệch chất lượng giáo dục giữa các vùng miền, đơn vị giáo dục; sự tiến bộ chuyển biến của các đơn vị yếu kém còn chậm; khai thác sử dụng các điều kiện dạy học một số nơi quan tâm chưa đúng mức, chưa phát huy hết thế mạnh của từng địa phương, đơn vị.
    Do vậy nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

    MỤC LỤC



    Trang

    MỞ ĐẦU
    1

    Chương 1: TỈNH ỦY VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO NGÀNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
    11
    1.1.
    Ngành giáo dục phổ thông tỉnh Vĩnh Phúc - Quá trình hình thành và phát triển, vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ và đặc điểm
    11
    1.2.
    Quan niệm, nội dung và phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đối với ngành giáo dục phổ thông của tỉnh trong giai đoạn hiện nay
    37


    Chương 2: TỈNH ỦY VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO NGÀNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ 1997 ĐẾN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM
    54
    2.1.
    Thực trạng ngành giáo dục phổ thông tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay
    54
    2.2.
    Thực trạng sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đối với ngành giáo dục phổ thông của tỉnh từ năm 1997 đến nay, nguyên nhân và những kinh nghiệm
    63

    Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH ỦY VĨNHPHÚC ĐỐI VỚI NGÀNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
    87
    3.1.
    Dự báo những thuận lợi, khó khăn, yêu cầu, mục tiêu, phương hướng
    87
    3.2.
    Những giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực lãnh đạo của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đối với ngành giáo dục phổ thông
    100

    KẾT LUẬN
    115

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    118

    PHỤ LỤC
    125
     
Đang tải...