Thạc Sĩ Tỉnh ủy Lạng Sơn lãnh đạo phát triển tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước giai đo

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Tỉnh ủy Lạng Sơn lãnh đạo phát triển tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước giai đoạn hiện nay


    Luận văn năm 2010 dài 100 trang

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Từ khi thực hiện chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước, nhất là sau khi luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật hợp tác xã được ban hành và có hiệu lực, đã có nhiều loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và đi vào hoạt động trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, giải quyết việc làm; lực lượng lao động, các loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước ngày càng tăng.
    Thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 23/11/1996 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước, công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn ở trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành và tổ chức công đoàn quan tâm chỉ đạo. Trong những năm qua, ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước đã thành lập được một số công đoàn cơ sở, hoạt động từng bước có hiệu quả, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người lao động về chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật, tuân theo pháp luật, tổ chức các phong trào thi đua, tham gia quản lý, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích cho người lao động, góp phần ổn định và phát triển sản xuất.
    Tuy nhiên, công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước chưa đạt yêu cầu, lực lượng lao động được tập hợp vào tổ chức công đoàn còn thấp. Số lượng công đoàn cơ sở được thành lập chưa nhiều, nội dung hoạt động còn thiếu hiệu quả, cán bộ làm công tác công đoàn còn hạn chế về trình độ, thiếu kinh nghiệm, lúng túng trong công tác vận động, tổ chức phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về đối tượng, các bước thực hiện để thành lập tổ chức công đoàn ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước và hoạt động sao cho có hiệu quả là hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay của cấp ủy Đảng, và của tổ chức công đoàn Lạng Sơn.
    Trước yêu cầu của thời kỳ đổi mới, Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ X của Đảng đã xác định: “Xây dựng tổ chức, phát triển đoàn viên công đoàn, nghiệp đoàn đều khắp ở các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế. Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của công nhân và những người lao động .” [6, tr. 118].
    Đại hội X công đoàn Việt Nam (Tháng 11/2008) xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động của công đoàn Việt Nam trong 5 năm tới (2008-2013) là:
    Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của công đoàn các cấp, hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động làm đối tượng vận động; chuyển mạnh hoạt động công đoàn vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước [39, tr. 62].
    Đại hội cũng đề ra khẩu hiệu hành động là: “Đổi mới, sáng tạo; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; vì sự phát triển ổn định bền vững của đất nước” [39, tr. 66].
    Để làm được điều này trước hết công đoàn phải tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, chú trọng xây dựng và phát triển công đoàn cơ sở nhất là công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước; vận động công nhân lao động đi tiên phong trong việc thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, tích cực tham gia xây dựng Đảng, nhà nước; vận động công nhân lao động nỗ lực học tập, lao động với năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao; đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân lao động, tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa tiến bộ.
    Giai cấp công nhân đã phát triển nhanh về số lượng, có mặt trong tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, không ngừng nâng cao về chất lượng, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội. Bởi vậy, hơn lúc nào hết cần nhận thức và vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn từ đó làm cơ sở cho việc đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng, phát huy vai trò giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn Việt Nam vững mạnh góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Xuất phát từ những quan điểm khoa học và thực tiễn trên là một cán bộ chuyên trách công đoàn của tỉnh Lạng Sơn. Qua thời gian học tập, nghiên cứu tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, kết hợp với thực tiễn hoạt động công đoàn tích lũy được trong những năm công tác, cùng với mong muốn được đóng góp vào việc xây dựng và hoàn thiện về công tác tổ chức và hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở tỉnh Lạng Sơn nên em đã chọn đề tài “Tỉnh ủy Lạng Sơn lãnh đạo phát triển tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước giai đoạn hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp. Trên cơ sở làm tham mưu cho Tỉnh ủy về công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

    MỤC LỤC


    Trang

    MỞ ĐẦU
    1

    Chương 1:TỈNH ỦY LẠNG SƠN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC – NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
    9
    1.1.
    Khái quát về tỉnh Lạng Sơn, các tổ chức công đoàn và các tổ chức đảng ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước trong tỉnh
    9
    1.2.
    Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của công đoàn và yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Lạng Sơn để phát triển tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước
    15

    Chương 2:TỈNH ỦY LẠNG SƠN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN Ở CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM
    34
    2.1.
    Thực trạng tổ chức và hoạt động của các tổ chức công đoàn ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở tỉnh Lạng sơn
    34
    2.2.
    Thực trạng lãnh đạo của Tỉnh ủy Lạng Sơn đối với công tác phát triển tổ chức công đoàn ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước
    44
    2.3.
    Nguyên nhân và kinh nghiệm
    49

    Chương 3:PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH ỦY LẠNG SƠN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC Ở TỈNH LẠNG SƠN HIỆN NAY
    53
    3.1.
    Phương hướng tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Lạng Sơn đối với công tác phát triển tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước
    53
    3.2.
    Một số giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Lạng Sơn đối với công tác phát triển tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước
    59

    MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
    88

    KẾT LUẬN
    90

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    92

    PHỤ LỤC
    97
     
Đang tải...