Luận Văn Tính tương đồng và dị biệt trong văn hóa giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Tính tương đồng và dị biệt trong văn hóa giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á​

    Information

    MỞ ĐẦU

    Cựu Tổng Giám đốc UNESCO Federico Mayor đã đưa ra một nhận xét như sau: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thông các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”. Văn hóa là một hiện tượng khách quan, là tổng hoà của tất cả các khía cạnh của đời sống. Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhặt nhất của cuộc sống cũng mang những dấu hiệu văn hóa. Rất nhiều thứ mới thoạt nhìn thì giống nhau, nhưng nếu xem xét kỹ thì lại có những điểm riêng biệt. Trong văn hóa luôn luôn có sự tương đồng nhất định và những đặc điêm riêng tạo nên bản sắc văn hóa của quốc gia dân tộc. Khi xét về văn hóa Đông Nam Á chúng ta sẽ thấy rõ điều này, mặc dù trên nền chung gốc văn hóa nông nghiệp lúa nước nhưng ở mỗi quốc gia trong khu vực lại có những nét dị biệt.

    Đông Nam Á là khu vực có nền văn hóa lâu đời, được tạo nên từ rất nhiều mối quan hệ và bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Tiếp cận văn hoá Đông Nam Á ngày nay, cái cảm đầu tiên với mỗi người sẽ là một nền văn hoá đa dạng trong thống nhất. Trong kho tàng văn hoá đồ sộ ấy dẫu có rất nhiều yếu tố chung làm nên cái gọi là “khung” Đông Nam Á song cũng có không ít những yếu tố đặc sắc, riêng biệt tiêu biểu cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.

    Chính vì lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Tính tương đồng và dị biệt trong văn hóa giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á” để làm bài tiểu luận cuối kì. Việc nhận xét đặc điểm này sẽ giúp chúng ta thấy được nét tương đồng và những điểm riêng có của từng quốc gia. Chúng ta sẽ thấy được từ những nét tương đồng đã tạo nên bức tranh thống nhất như thế nào và những nét dị biệt tạo nên nét chấm phá, điểm nhấn cho bức tranh văn hóa ấy ra sao. Bên cạnh đó, đây cũng là đề tài giúp bản thân người viết thâu tóm một cách khái quát lại nội dung trong văn hóa của khu vực Đông Nam Á.



    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG 1: ĐÔNG NAM Á - VĂN HÓA CỦA CÁC NƯỚC 2

    1. Khái quát Đông Nam Á 2

    1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 2

    1.2. Lịch sử hình thành khu vực Đông Nam Á 4

    1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 6

    2. Văn hóa các nước trong khu vực Đông Nam Á 9

    2.1. Văn hóa Việt Nam 9

    2.2. Văn hóa Philippines 10

    2.3. Văn hóa Thái Lan 11

    2.4. Văn hóa Brunei 12

    2.5. Văn hóa Campuchia 13

    2.6. Văn hóa Malaysia 13

    2.7. Văn hóa Indonesia 14

    2.8. Văn hóa Lào 14

    2.9. Văn hóa Mianmar 15

    2.10. Văn hóa Singapore 17

    CHƯƠNG 2: TÍNH TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT TRONG VĂN HÓA GIỮA CÁC NƯỚC Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á 18

    1. Khái quát về văn hóa Đông Nam Á 18

    1.1. Đông Nam Á - một khu vực địa lý, văn hoá, lịch sử thống nhất 18

    1.2. Đông Nam Á có bề dày truyền thống văn hoá lâu đời 18

    1.3. Văn hoá Đông Nam Á thống nhất trong đa dạng 19

    1.4. Văn hóa Đông Nam Á mang tính chất mở, giao lưu với bên ngoài 20

    1.5. Văn hóa duy trì các đặc trưng văn hoá mang tính nông thôn 21

    2. Sự tương đồng trong văn hóa giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á 22

    2.1. Nguyên nhân của sự tương đồng 22

    2.1.1. Cùng nằm trong khu vực địa lý lịch sử 22

    2.1.2. Văn hóa Đông Nam Á hình thành trên cơ sở nông nghiệp lúa nước 22

    2.1.3. Cùng có sự tiếp xúc và giao lưu với các nền văn hóa lớn 23

    2.2. Những điểm tương đồng trong văn hóa giữa các nước ở Đông Nam Á 25

    2.2.1. Văn hóa được hình thành trên nền văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước 25

    2.2.2. Tương đồng trong hệ thống tổ chức xã hội 26

    2.2.3. Có chung yếu tố tín ngưỡng bản địa 29

    2.2.4. Tương đồng trong các phong tục tập quán, lễ hội 35

    2.2.5. Tương đồng trong ngôn ngữ, chữ viết và văn học 41

    2.2.6. Tương đồng trong phong cách của các loại hình nghệ thuật 44

    2.2.7. Nhận xét 50

    3. Tính dị biệt trong văn hóa các nước ở Đông Nam Á 51

    3.1. Nguyên nhân tạo nên tính dị biệt 51

    3.1.1. Điều kiện tự nhiên có sự phân chia thành lục địa và hải đảo 51

    3.1.2. Mỗi quốc gia có lịch sử hình thành khác nhau 52

    3.1.3. Sự giao lưu và tiếp thu những nền văn hóa bên ngoài theo những cách khác nhau 54

    3.2. Nét dị biệt trong văn hóa giữa các nước ở Đông Nam Á 55

    3.2.1. Quan niệm về linh hồn con người có sự khác nhau giữa các nước 55

    3.2.3. Mỗi quốc gia có quốc giáo khác nhau, có nước lại không có quốc giáo 56

    3.2.4. Lễ tết (Tết nguyên đán) ở mỗi nước có cách tổ chức khác nhau 63

    * Lễ hội Hari Raya tại Brunei 67

    3.2.5. Mỗi quốc gia có ngôn ngữ và chữ viết riêng 69

    3.2.6. Văn học của mỗi quốc gia trong khu vực có đặc thù riêng 71

    3.2.7. Nhận xét 73

    KẾT LUẬN 75
     
Đang tải...