Luận Văn Tính triết học trong Phật giáo và sự ảnh hưởng của Phật giáo ở Việt Nam.

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Tính triết học trong Phật giáo và sự ảnh hưởng của Phật giáo ở VN.


    Lời nói đầu . 2

    I. Tính triết học trong Phật giáo 3
    1. Sự xuất hiện của Phật giáo 3
    2. Tính triết học trong Phật giáo 4
    a.Tính triết học được thể hiện qua ba phạm trù chính của Phật giáo 4
    * “Duyên khởi” 4
    * “Vô ngã” . 4
    * “Vô thường” . 5
    b.Tính triết học được thể hiện qua bốn chân lý của Phật giáo . 6
    * “Khổ đế” . 6
    * “Nhân đế” . 6
    * “Diệt đế” . 7
    * “Đạo đế” . 7

    II. Sự ảnh hưởng của Phật giáo ở Việt Nam . 8
    1. Thời gian và con đường Phật giáo du nhập vào Việt Nam 8
    2. Sự ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống xã hội ở Việt Nam 9
    a. Sự ảnh hưởng tích cực . 10
    * Về chế độ xã hội 10
    * Về đạo đức tư tưởng . 11
    * Về phong tục tập quán . 13
    * Về văn hoá . 14
    b. Những hạn chế 16
    3. Quan điểm của Đảng ta hiện nay 17

    Kết luận 18

    Tài liệu tham khảo 19

    LỜI NÓI ĐẦU

    Trước đây đã từng có quan điểm cho rằng Hy Lạp cổ đại là cái nôi duy nhất của nền Triết học thế giới. Nhưng ngày nay nhờ có sự đi sâu nghiên cứu các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng không chỉ có Hy Lạp cổ đại mà Ấn Độ cổ đại và Trung Hoa cổ đại cũng đều là những cái nôi của nền Triết học thế giới. Có thể nói rằng nếu phương Đông là chiếc nôi lớn của nền văn minh nhân loại thì Ấn Độ là một trong những trung tâm văn hóa và triết học cổ xưa, rực rỡ, phong phú nhất của nền văn minh ấy.

    Những tư tưởng triết học, những triết lý tôn giáo của Ấn Độ như đạo Phật, đạo Jaina, đạo Hindu đã từng tỏa sáng tới nhiều quốc gia trên thế giới. Phật giáo là một trào lưu triết học tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ VI trước C.N ở miền Bắc Ấn Độ, phía nam dãy Hymalaya, vùng biên giới giữa Ấn Độ và Nêpan bây giờ. Sở dĩ phật giáo có sức lan truyền trong nhân dân và sức sống như vậy là do Phật giáo không những đã có những phát hiện tài tình về tôn giáo, trở thành tiếng nói đồng cảm với nhân dân tầng lớp dưới, mà trong nội dung chính của Phật giáo còn đã thể hiện được những nội dung của triết học, làm cơ sở cho sự phát triển của triết học sau này, đặc biệt là triết học về con người.

    Ở Đông-Nam Á, trong đó có Việt Nam, Phật giáo đã được truyền bá sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân từ những năm đầu kỷ nguyên và sự ảnh hưởng của nó đối với đời sống nhân dân ta ngày nay còn khá sâu đậm. Tại sao Phật giáo đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn, tình cảm, trong phong tục tập quán và cảnh quan của dân tộc Việt Nam như vậy? Để có được câu trả lời, chúng ta sẽ cùng xem xét vấn đề được đề cập tới trong phạm vi bài viết này: “Tính triết học trong Phật giáo và sự ảnh hưởng của Phật giáo ở Việt Nam.”
     
Đang tải...