Chuyên Đề Tình trạng ô nhiễm tiếng ồn ở thành phố HCM

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiến hành đo tiếng ồn tại 150 điểm quan trắc đặt trên 30 tuyến đường của TP HCM, tiến sĩ Nguyễn Đinh Tuấn, Trường Cao đẳng Tài nguyên và môi trường TP HCM, kết luận: "Tiếng ồn ở mọi nơi mọi lúc ở đây “đều vượt mức cho phép”.
    Theo đó, ở tuyến đường đông xe có hầu hết số lần đo vượt tiêu chuẩn ở mức cao; còn những tuyến đường khác cũng không có kết quả khá hơn. Đáng báo động nhất là ngay cả đêm khuya, từ 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng, mức độ ồn đo được vẫn quá giới hạn gấp nhiều lần.
    Không riêng kết quả đo nói trên, kết quả quan trắc tiếng ồn của Chi Cục bảo vệ môi trường TP HCM từ đầu năm 2009 cũng đáng lo ngại.
    Tất cả các lần đo ở 6 trạm quan trắc gồm: Ngã tư An Sương, Ngã sáu Gò Vấp, Vòng xoay Hàng Xanh, Đinh Tiên Hoàng- Điện Biên Phủ, Vòng xoay Phú Lâm và Ngã tư Huỳnh Tấn Phát- Nguyễn Văn Linh nhiều lần đạt tới 85 decibels (dBA), vượt xa ngưỡng tiếng ồn cao nhất cho phép là 75dBA.


    Nhận xét trạm có mức độ ồn cao nhất là trạm An Sương”. “Thủ phạm” chủ yếu là do ở đây lượng xe tải, xe cơ giới qua lại gây hiệu ứng cộng hưởng tiếng ồn quá lớn.
    Mức độ ô nhiễm tiếng ồn gia tăng chóng mặt
    Trước năm 2008, mức tăng trung bình tiếng ồn trên địa bàn TP HCM khoảng 0,2-04 dBA nhưng từ năm đến năm 2009, độ ồn đã gia tăng chóng mặt bằng 14 năm trước đó cộng lại.
    Trong 3 nguồn gây tiếng ồn chính: hoạt động công nghiệp, giao thông, xây dựng- dịch vụ thì tại TP HCM, nguyên nhân của sự gia tăng mức độ ồn phần lớn đều do giao thông gây ra. Trong mấy năm gần, mỗi năm TP tăng 10% xe hơi cá nhân. Dự kiến, nhu cầu sử dụng xe hơi sẽ còn tăng cao hơn nữa và tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng là điều khó tránh khỏi. Với tình hình này, ô nhiễm tiếng ồn sẽ còn tăng vùn vụt hơn
    Chỉ cần quá ngưỡng cho phép, tiếng ồn đã rất đáng báo động. Vì tiếng ồn không muốn nghe sẽ quấy rầy, gây ức chế thần kinh, căng thẳng, stress cho công việc, học tập Đáng ngại hơn, tiếp xúc với tiếng ồn lâu ngày sẽ làm cho con người mất sự nhạy cảm với âm thanh, dần dần gây bệnh điếc không thể cải thiện được.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...