Tiến Sĩ Tình trạng nhiễm HIV và chăm sóc, điều trị ARV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi sinh ra từ mẹ nhiễm HIV tạ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015

    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    Chương 1 TỔNG QUAN . 4
    1.1.Tình hình nhiễm HIV ở trẻ em và các can thiệp dự phòng lây truyền
    HIV từ mẹ sang con 4
    1.1.1.Tình hình dịch HIV ở trẻ em trên thế giới và Việt Nam . 4
    1.1.2.Các can thiệp của chương trình dự phòng lây truyền HIV từ
    mẹ sang con 6
    1.2.Chăm sóc và điều trị ARV cho trẻ dưới 18 tháng thuổi sinh ra từ mẹ
    nhiễm HIV 12
    1.2.1.Chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi sinh ra từ
    mẹ nhiễm HIV . 13
    1.2.2.Điều trị ARV cho trẻ nhiễm HIV . 22
    1.2.3.Tình trạng chẩn đoán sớm nhiễm HIV và điều trị ARV ở trẻ
    dưới 18 tháng tuổi sinh ra từ mẹ nhiễm HIV . 24
    Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
    2.1.Đối tượng nghiên cứu . 33
    2.1.1.Quần thể nghiên cứu . 33
    2.1.2.Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 33
    2.1.3.Tiêu chuẩn loại trừ . 34
    2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu . 34
    2.3.Phương pháp nghiên cứu 34
    2.3.1.Thiết kế nghiên cứu . 34
    2.3.2.Câu hỏi nghiên cứu . 34
    2.3.3.Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 35
    2.3.4.Quy trình nghiên cứu 38
    2.3.5.Các chỉ số nghiên cứu . 42
    2.4.Quy trình thu thập số liệu 47
    2.4.1.Nghiên cứu định lượng. 47
    2.4.2.Nghiên cứu định tính: Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. 48
    2.5.Kỹ thuật xét nghiệm PCR . 49
    2.6.Điều trị ARV cho trẻ nhiễm HIV dưới 18 tháng tuổi 50
    2.6.1.Tiêu chuẩn điều trị ARV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi: 50
    2.6.2.Phác đồ điều trị ARV cho trẻ nhiễm HIV: . 50
    2.6.3.Theo dõi, đánh giá kết quả điều trị ARV . 50
    2.7.Xử lý số liệu . 50
    2.7.1.Nghiên cứu định lượng . 50
    2.7.2.Nghiên cứu định tính 51
    2.7.3.Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục .51
    2.8.Đạo đức nghiên cứu 53
    Chương 3 KẾT QUẢ. . 55
    3.1.Tình trạng nhiễm HIV ờ trẻ dưới 18 tháng tuổi sinh ra từ mẹ nhiễm
    HIV và một số yếu tố liên quan, 2010- 2012 55
    3.1.1.Đặc điểm của quần thể nghiên cứu . 55
    3.1.2.Tỷ lệ nhiễm HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi sinh ra từ mẹ nhiễm
    HIV 61
    3.1.3.Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm HIV ở trẻ dưới 18
    tháng tuổi sinh ra từ mẹ nhiễm HIV 64
    3.2.Tình trạng chăm sóc và điều trị ARV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi sinh
    ra từ mẹ nhiễm HIV, 2010- 2013 73
    3.2.1.Tình trạng chẩn đoán sớm nhiễm HIV cho trẻ dưới 18 tháng
    tuổi sinh ra từ mẹ nhiễm HIV 73
    3.2.2.Theo dõi trẻ có kết quả PCR âm tính và điều trị ARV cho trẻ
    dưới 18 tháng tuổi sinh ra từ mẹ nhiễm HIV . 75
    3.2.3.Một số yếu tố liên quan đến chẩn đoán sớm nhiễm HIV và điều
    trị ARV 81
    Chương 4 BÀN LUẬN 93
    4.1.Tình trạng nhiễm HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi sinh ra từ mẹ nhiễm
    HIV và một số yếu tố liên quan, 2010- 2013 93
    4.1.1.Tỷ lệ nhiễm HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi sinh ra từ mẹ nhiễm
    HIV . 93
    4.1.2.Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm HIV ở trẻ dưới 18
    tháng tuổi sinh ra từ mẹ nhiễm HIV 97
    4.2.Tình trạng chăm sóc và điều trị ARV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi sinh
    ra từ mẹ nhiễm HIV 106
    4.2.1.Tình trạng chẩn đoán sớm nhiễm HIV cho trẻ dưới 18 tháng
    tuổi sinh ra từ mẹ nhiễm HIV 106
    4.2.2.Theo dõi chăm sóc trẻ có kết quả PCR âm tính và điều trị ARV
    cho trẻ có kết quả PCR dương tính . 109
    4.2.3.Một số yếu tố liên quan đến tình trạng chẩn đoán sớm nhiễm
    HIV và điều trị ARV 116
    4.3.Hạn chế của nghiên cứu 125
    KẾT LUẬN 126
    KHUYẾN NGHỊ 128
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ . 129
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Tính đến cuối năm 2013, trên thế giới có khoảng 3,2 triệu trẻ em dưới 15
    tuổi nhiễm HIV, chiếm 9,1% tổng số nhiễm HIV, bao gồm 240.000 trẻ nhiễm
    HIV mới trong năm 2013 . Khoảng 90% trẻ em nhiễm HIV do lây truyền từ
    mẹ trong thời gian mang thai, khi sinh hoặc khi cho bú [113]. Nhờ các biện
    pháp can thiệp hiệu quả, nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể giảm
    xuống dưới 2% [72]. Tuy nhiên, các can thiệp đó vẫn chưa thể được tiếp cận
    một cách dễ dàng cũng như không thực sự sẵn có ở phần lớn các quốc gia có
    nguồn lực hạn chế[100].
    Trong năm 2013, ước tính 54% phụ nữ mang thai nhiễm HIV tại các nước
    có thu nhập thấp và trung bình không được xét nghiệm HIV, đây là bước quan
    trọng để tiếp cận các can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Nếu
    không được điều trị ARV, 1/3 trẻ nhiễm HIV sẽ chết trước 1 tuổi và 2/3 sẽ
    chết trước 2 tuổi [81]. Nếu bắt đầu điều trị ARV sớm trước 12 tuần sẽ làm
    giảm 75% tỷ lệ tử vong ở trẻ nhiễm HIV [109]. Tuy nhiên, chẩn đoán sớm
    nhiễm HIV cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV trong vòng 2 tháng tuổi còn thấp.
    Tỷ lệ trẻ được chẩn đoán sớm nhiễm HIV bằng PCR trong vòng 2 tháng tuổi
    tại 65 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình trong năm 2013 là 42% so với
    năm 2010 tỷ lệ này là 28% và năm 2009 tỷ lệ này là 9% [105], [121].
    Tất cả các trường hợp nhiễm HIV trẻ em do lây truyền từ mẹ sang con
    cần phải được phát hiện sớm tình trạng nhiễm HIV và điều trị ARV kịp thời
    để đạt hiệu quả cao trong điều trị.
    Tính đến cuối năm 2013 tại Việt Nam, có khoảng 49,7% phụ nữ mang
    thai được xét nghiệm HIV; 57% phụ nữ mang thai nhiễm HIV điều trị dự
    phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Ước tính trẻ dưới 18 tháng tuổi sinh ra
    từ mẹ nhiễm HIV được chẩn đoán sớm nhiễm HIV trong 2 tháng đầu là 43% [25]. Tình hình triển khai các can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang
    con tại Việt Nam mặc dù đã đạt được những thành công nhất định, nhưng vẫn
    còn nhiều thách thức . Như vậy có thể thấy việc mở rộng và tăng cường hơn
    nữa các can thiệp y tế sớm về điều trị và dự phòng đối với phụ nữ mang thai,
    trẻ phơi nhiễm và nhiễm HIV là hết sức cần thiết để hạn chế đến mức thấp
    nhất tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con, và đạt được mục tiêu của Chiến
    lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
    2030 là giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 5% vào năm
    2015 và dưới 2% vào năm 2020 [15]. Tất cả các trường hợp nhiễm HIV trẻ
    em do lây truyền từ mẹ sang con cần phải được phát hiện sớm tình trạng
    nhiễm HIV và điều trị ARV kịp thời để đạt hiệu quả cao trong điều trị.
    Tại Việt Nam, chẩn đoán sớm nhiễm HIV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi bằng
    kỹ thuật PCR được bắt đầu triển khai từ năm 2005 tại một vài tỉnh với sự hỗ
    trợ của PEPFAR. Từ cuối năm 2009, với sự nỗ lực của Cục Phòng chống
    HIV/AIDS, và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế (CHAI, PEPFAR) chẩn đoán
    sớm nhiễm HIV trên mẫu giọt máu khô và điều trị bằng thuốc ARV cho các
    trẻ dưới 18 tháng tuổi nhiễm HIV đã được mở rộng trên toàn quốc.
    Mặc dù đã được triển khai trên diện rộng, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa
    có các báo cáo, số liệu chính thức về tình hình chẩn đoán sớm nhiễm HIV,
    tình hình nhiễm HIV ở trẻ em dưới 18 tháng tuổi và được điều trị ARV cũng
    như hiệu quả điều trị bằng thuốc ARV ở nhóm trẻ này. Vì vậy nghiên cứu này
    được tiến hành với mục đích đánh giá thực trạng về tình hình nhiễm HIV,
    chẩn đoán sớm và điều trị sớm nhiễm HIV ở trẻ em cũng như các yếu tố liên
    quan đến quá trình thực hiện chương trình này. Kết quả của nghiên cứu này sẽ
    cung cấp các bằng chứng trong việc ban hành các chính sách, hướng dẫn và
    cải thiện chương trình chẩn đoán sớm và điều trị sớm nhiễm HIV ở trẻ em tại
    Việt Nam, qua đó góp phần làm giảm tình trạng tử vong ở trẻ nhiễm HIV.

    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
    1. Xác định tỷ lệ nhiễm HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi sinh ra từ mẹ nhiễm
    HIV và một số yếu tố liên quan, 2010- 2012.
    2. Đánh giá tình trạng chăm sóc và điều trị ARV của trẻ dưới 18 tháng
    tuổi sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, 2010- 2013.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...