Thạc Sĩ Tình trạng nhiễm HIV, HBV, HCV và yếu tố liên quan ở một số nhóm nguy cơ cao tại Hà Nội, 2008-2010

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 11/8/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Các vi rút HIV, HBV, HCV là một nhóm các vi rút gây bệnh quan trọng ở người và nằm trong nhóm 10 nguyên nhân gây bệnh hàng đầu trên thếgiới [46]. Các vi rút này có cách thức lây truyền giống nhau, đó là: qua phơi nhiễm dưới da, qua đường tình dục và lây truyền dọc từ mẹ sang con. Nhưng mỗi loại vi rút có khả năng lây nhiễm khác nhau với các hình thức phơi nhiễm, dẫn tới tỷ lệ nhiễm rất khác nhau theo địa dư [43]. Người có nguy cơ cao nhiễm HIV, đồng thời cũng có nguy cơ cao nhiễm HBV và HCV [193], [123]. Trong số 40 triệu người nhiễm HIV trên thế giới, ước tính 2-4 triệu người nhiễm HBV mạn tính và 4-5 triệu người nhiễm HCV mạn tính [43], [188]. Đồng nhiễm vi rút sẽ làm thay đổi diễn biến tự nhiên của từng loại đơn nhiễm, hơn nữa đồng nhiễm vi rút viêm gan làm cho việc điều trị kháng vi rút (ART) trở nên phức tạp hơn do tăng nguy cơ gây độc với gan và phải lựa chọn thuốc đặc hiệu có tác dụng với cả HIV và viêm gan [193]. Cũng do đặc
    điểm lây truyền như vậy nên những tác nhân này có khả năng lây lan rất cao trong những nhóm quần thể đặc biệt có hành vi hoặc điều kiện làm tăng nguy cơ lây nhiễm như nhóm nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, bệnh nhân chạy thận nhân tạo, bệnh nhân truyền máu nhiều lần (hay còn gọi là nhóm nguy cơ lây truyền cao hoặc nhóm nguy cơ cao). Những nhóm nguy cơ cao này chính là những nhóm có vai trò hết sức quan trọng trong dịch tễ học và y tế công cộng vì khả năng phát tán, lây lan dịch bệnh nguy hiểm này trong gia đình, cộng đồng và trong các cơ sở y tế. Mặc dù trong thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng nhiễm HIV, HBV, HCV trong cộng đồng nói chung và trong quần thể nguy cơ cao nói riêng, tuy nhiên tình trạng này là biến đổi theo thời gian, và khác nhau ở những quần thể khác nhau ở các thời điểm khác nhau. Việc có những thông tin cập nhật về tình trạng nhiễm các tác nhân này và các yếu tố nguy cơ lây truyền trong nhóm nguy cơ cao là rất cần thiết trong dịch tễ học và y tế cộng cộng để giúp các nhà chuyên môn cũng như các nhà hoạch định chính sách trong công tác dự báo và lập kế hoạch phòng chống một cách có hiệu quả. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: tình trạng nhiễm HIV, HBV, HCV và yếu tố liên quan ở một số nhóm nguy cơ cao tại Hà Nội, 2008-2010.


    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
    1. Xác định tỷ lệ nhiễm HIV, HBV, HCV ở nhóm nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, bệnh nhân truyền máu nhiều lần và bệnh nhân
    chạy thận nhân tạo tại Hà Nội năm 2008-2010.
    2. Xác định kiểu gen của HIV, HBV, HCV ở một số đối tượng nghiên cứu tại Hà Nội năm 2008-2010.
    3. Mô tả một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng lây nhiễm HIV, HBV, HCV ở nhóm nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, bệnh nhân truyền máu nhiều lần và bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại Hà Nội năm 2008-2010.
    Từ đó đề xuất giải pháp phù hợp cho điều trị và dự phòng nhiễm HIV, HBV, HCV cho người có nguy cơ cao ( người nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, bệnh nhân truyền máu nhiều lần và bệnh nhân chạy thận nhân tạo).

    VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
    CHUYÊN NGÀNH: DỊCH TỄ HỌC
    NĂM -2012

    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa i
    Lời cam đoan ii
    Lời cảm ơn iii
    Mục lục iv
    Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt v
    Danh mục các bảng vi
    Danh mục các hình vẽ, đồ thị vii
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1 - TỔNG QUAN 3
    1.1. Tình trạng nhiễm HIV, HBV, HCV trên thế giới và Việt Nam 3
    1.1.1. Nhiễm HIV 3
    1.1.2. Nhiễm HBV 6
    1.1.3. Nhiễm HCV 10
    1.1.4. Đồng nhiễm HIV, HBV, HCV 13
    1.2. Đặc điểm dịch tễ học phân tử nhiễm HIV, HBV, HCV 16
    1.2.1. Các kiểu gen và phân típ gen HIV 16
    1.2.2. Các kiểu gen và phân típ gen HBV 23
    1.2.3. Các kiểu gen và phân típ gen HCV 27
    1.3. Tình trạng nhiễm HIV, HBV, HCV và các yếu tố làm tăng khả năng lây nhiễm ở một số đối tượng nguy cơ cao
    1.3.1. Người nghiện chích ma túy 31
    1.3.2. Phụ nữ bán dâm 33
    1.3.3. Bệnh nhân truyền máu nhiều lần 34
    1.3.4. Bệnh nhân chạy thận nhân tạo 36
    1.4. Biện pháp dự phòng nhiễm HIV, HBV, HCV 38


    Chương 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
    2.1. Địa điểm nghiên cứu 41
    2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 41
    2.1.2. Thời gian nghiên cứu 42
    2.2. Đối tượng nghiên cứu 42
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 43
    2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 43
    2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu 43
    2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu 45
    2.2.4. Quy trình thu thập mẫu xét nghiệm 46
    2.2.5. Quy trình xét nghiệm 48
    2.2.6. Xử lý và phân tích số liệu 57
    2.2.7. Các vấn đề về đạo đức nghiên cứu 57


    Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58
    3.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học đối tượng nghiên cứu 58
    3.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu 58
    3.1.2. Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu 60
    3.2.Tỷ lệ nhiễm và đồng nhiễm HIV, HBV, HCV của ĐTNC 61
    3.2.1. Tỷ lệ nhiễm HIV 61
    3.2.2. Tỷ lệ nhiễm HBV 62
    3.2.3. Tỷ lệ nhiễm HCV 63
    3.2.4. Tỷ lệ đồng nhiễm HIV, HBV và HCV 65
    3.3. Xác định các kiểu gen và phân típ gen nhóm nghiện chích ma túy và phụ nữ bán dâm
    3.3.1. Kiểu gen và phân típ gen nhóm nghiện chích ma túy 71
    3.3.2. Kiểu gen và phân típ gen trong nhóm phụ nữ bán dâm 73
    3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lây nhiễm các vi rút của đối tượng nghiên cứu
    3.4.1. Thời gian tiêm chích ma túy của người nghiện chich ma túy và phụ nữ bán dâm
    3.4.2. Dùng chung bơm kim tiêm của người nghiện chích ma túy và phụ nữ bán dâm
    3.4.3. Quan hệ tình dục và sử dụng bao cao su của người nghiện chích ma túy và phụ nữ bán dâm
    3.4.4. Thời gian chạy thận nhân tạo và tỷ lệ nhiễm HBV, HCV 81
    3.4.5. Mối liên quan tuổi của ĐTNC và tỷ lệ nhiễm HIV, HBV, HCV 81
    3.4.6. Tình trạng hôn nhân của ĐTNC và tỷ lệ nhiễm HIV, HBV, HCV 84
    3.4.7. Hiểu biết về tình trạng nhiễm HIV của người nghiện chích matúy và phụ nữ bán dâm
    3.4.8. Mối liên quan tiền sử bệnh gan và tỷ lệ nhiễm HBV, HCV 87
    3.4.9. Tiêm phòng vắc xin viêm gan B của đối tượng nghiên cứu 88
    3.4.10. Tham gia dịch vụ y tế có nguy cơ lây truyền HIV, HBV, HCV 89


    Chương 4 - BÀN LUẬN 91
    4.1. Tỷ lệ nhiễm HIV, HBV, HCV ở nhóm NCMT, PNBD, BNTMNL và BNCTNT tại Hà Nội năm 2008-2010
    4.1.1. Tỷ lệ nhiễm HIV, HBV, HCV của người nghiện chích ma túy 91 4.1.2. Tỷ lệ nhiễm HIV, HBV, HCV của phụ nữ bán dâm 97
    4.1.3. Tỷ lệ nhiễm HIV, HBV, HCV của bệnh nhân chạy thận nhân tạo và bệnh nhân truyền máu nhiều lần
    4.2. Đặc điểm kiểu gen của HIV, HBV, HCV ở một số ĐTNC 104
    4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lây nhiễm HIV, HBV và HCV của đối tượng nghiên cứu
    4.3.1. Các yếu tố nguy cơ 107
    4.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm vi rút của ĐTNC 111
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 114
    DANH MỤC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 117
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...