Luận Văn Tình Trạng Nhầm Lẫn Với Tiếng Anh Khi Học Tiếng Pháp Đối Với Sinh Viên Khối Ngoại Ngữ Trường Đại Học

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỤC ĐỀ TRANG
    1/ Phần I : Những vấn đề chung
    - Lý do chọn đề tài 1
    - Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
    - Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
    - Giả thuyết khoa học 2
    - Nhiệm vụ nghiên cứu 2
    - Giới hạn đề tài 2
    - Các phương pháp nghiên cứu 3

    2/ Phần II : Nội dung nghiên cứu
    I/ Cơ sở lý luận
    1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 4
    2. Một số lý thuyết cần nắm vững 4
    II/ Kết quả khảo sát
    1. Đặc điểm tình hình trường ĐHAG 11
    2. Việc học Tiếng Pháp_ những nhầm lẫn thường
    gặp và các hướng khắc phục
    2.1 Cách phát âm 13
    2.2 Động từ 18
    2.3 Danh từ 20
    2.4 Tính từ 21
    2.5 Tính từ sở hữu 30
    2.6 Trạng từ 31
    2.7 "Cest" hay "Il est" 32
    3. Nhận xét và bài học kinh nghiệm 33
    3/ Phần III : Kết luận 36
    4/ Tài liệu tham khảo 38
    5/ Phần phụ lục 39
    PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
    1/ Lý do chọn đề tài:
    Ngày nay không thể phủ nhận sự thật là đất nước ta đang ngày càng phát triển để theo kịp tốc độ vũ bão của sự bùng nổ khoa học công nghệ cùng xu thế "toàn cầu hóa" của thế giới. Hoà cùng nhịp độ nhanh chóng của "hội nhập", của "toàn cầu hóá", sự lĩnh hội ngoại ngữ đóng vai trò cực kì quan trọng bởi qua giao tiếp, giao lưu, hợp tác dễ dàng, thuận lợi nhờ vào vốn ngôn ngữ phong phú, chúng ta mới có cơ hội tiếp thu, học hỏi những tinh hoa, tiến bộ của các nước bạn rồi dựa vào điều kiện thực tế của nước nhà mà chọn lọc, ứng dụng, phối hợp sao cho phát huy được hiệu quả cao nhất. Đó là lý do giải thích tại sao chúng ta mở các trung tâm ngoại ngữ như Anh, Pháp, Hoa, Nhật, Hàn khắp nơi trong cả nước và ở các trường trung học, cao đẳng, đại học cũng không ngoại lệ. Nói cụ thể hơn, thế hệ học sinh, sinh viên cần trau dồi, lĩnh hội tốt ngoại ngữ để sử dụng thật hiệu quả trong cuộc sống đang dần tiến bộ như hiện nay và trong tương lai không xa họ có đủ trình độ đóng góp công sức, khả năng của mình vào việc giảng dạy, đào tạo thế hệ sau thành đội ngũ nhân lực dồi dào hội đủ tài đức tiếp bước chúng ta gánh vác trọng trách đưa đất nước ngày một đi lên.
    Ở trường ĐHAG, ngoài môn chuyên ngành là Tiếng Anh, các sinh viên khối ngoại ngữ có cơ hội tiếp xúc thêm một ngôn ngữ khác là Tiếng Pháp trong chương trình nhằm trang bị, làm phong phú thêm vốn ngoại ngữ cho sinh viên từng bước thực hiện các nhu cầu bức thiết của xã hội.
    Tuy nhiên, để đạt đến thành công như mong đợi không phải là chuyện dễ dàng. Hiện tại ở trường ĐHAG, khi tiếp xúc với môn Tiếng Pháp, sinh viên còn gặp những khó khăn nhất định chưa khắc phục được do những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Tất cả sinh viên đều có thời gian dài tiếp xúc với Tiếng Anh từ giai đoạn trung học đến nay (có sinh viên đã học ngôn ngữ này từ tiểu học ở các trung tâm, ở các lớp luyện thi ) có sự chênh lệch rõ so với 17,14% trên tổng số sinh viên đã từng học Tiếng Pháp trước khi vào trường đại học, thêm vào đó là sự tồn tại của những điểm có lúc tương đồng có lúc lại rất khác biệt của hai ngôn ngữ cùng ngữ hệ La Tinh này và cần kể đến phương pháp học ngoại ngữ chưa thật hiệu quả nên khi học Tiếng Pháp, ở sinh viên thường xuyên mắc phải những lỗi, những nhầm lẫn về cách phát âm, cách viết từ vựng, cách chia động từ, tính từ theo giống, theo ngôi giữa hai ngôn ngữ với nhau mà không tìm được các giải pháp khắc phục. Từ thực tế cho thấy đây là hiện trạng chung, là vấn đề phổ biến hết sức bức thiết đã tạo cho tôi sự băn khoăn, hứng thú, ham thích tìm hiểu với mong muốn nắm bắt được nguyên nhân, diễn biến, những nhân tố ảnh hưởng làm phát sinh vấn đề này một cách sâu sát, đúng đắn nhất và hy vọng qua đây có thể tìm hiểu, nghiên cứu, khám phá ra những giải pháp tối ưu nhất khắc phục vấn đề trên.
    1
    2/ Mục đích nghiên cứu:
    - Quan sát, tìm hiểu, phân tích thực trạng học Tiếng Pháp của sinh viên ĐHAG để nắm nguyên nhân, những yếu tố liên quan, ảnh hưởng, làm phát sinh sự nhầm lẫn ngôn ngữ này với Tiếng Anh.
    - Trên cơ sở nắm bắt được những thông tin cần thiết trên, nghiên cứu, suy nghĩ, đề xuất những phương pháp, thủ thuật hữu hiệu khắc phục tình trạng nhầm lẫn (như tìm những điểm giống hay chỉ tương tự, những điểm hơi khác nhau hay trái ngược hoàn toàn ) từ đó vươn tới mục tiêu chinh phục, lĩnh hội nhiều ngôn ngữ ở trình độ ngày càng cao, nâng cao kỹ năng giao tiếp đáp ứng yêu cầu của toàn xã hội.

    3/ Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
    - Khách thể: + Các giáo viên giảng dạy Tiếng Pháp của trường ĐHAG

    + Các sinh viên thuộc các khoá 2 và 3 của khối ngoại ngữ, chuyên ngành Anh văn trường ĐHAG
    - Đối tượng nghiên cứu: Tình trạng nhầm lẫn với Tiếng Anh khi học Tiếng Pháp của sinh viên khối ngoại ngữ trường Đại Học An Giang.

    4/ Giả thuyết khoa học:
    Thông qua việc tìm hiểu tình trạng nhầm lẫn với Tiếng Anh khi học Tiếng Pháp của sinh viên khối ngoại ngữ trường Đại Học An Giang, trên cơ sở từng bước đi sâu vào các mặt, các lĩnh vực như: cách phát âm, cách viết từ vựng, cách chia động từ, tính từ theo giống, theo ngôi của Tiếng Pháp đồng thời so sánh với Tiếng Anh ta sẽ nắm được nguyên nhân, những nhân tố ảnh hưởng làm phát sinh vấn đề nghiên cứu hay nói cụ thể hơn đó là những lầm lẫn, sai sót thường gặp giữa hai ngôn ngữ. Qua đó có nền tảng vững chắc chỉ dẫn ta tìm ra con đường, những nét riêng biệt, những thủ thuật phân biệt giúp sinh viên ghi nhớ, ứng dụng, khắc phục một cách hiệu quả hơn, đạt chất lượng cao hơn khi học Tiếng Pháp nói riêng đặc biệt là làm phong phú thêm vốn ngôn ngữ của "những người chủ tương lai" của đất nước nói chung.
    5/ Nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Tìm hiểu tình hình học Tiếng Pháp và những lầm lẫn thường gặp với Tiếng Anh của sinh viên ĐHAG.
    - Đề xuất các cách thức, biện pháp, thủ thuật phân biệt nhằm hạn chế, khắc phục những nhầm lẫn để nâng cao chất lượng học Tiếng Pháp.
    - Rút ra một số kết luận và suy luận liên quan đến tình hình giảng dạy và học tập Tiếng Pháp ở trường ĐHAG.

    6/ Giới hạn đề tài:
    - Phạm vi: Việc học Tiếng Pháp và những khó khăn, lẫn lộn thường gặp với Tiếng Anh của sinh viên ngoại ngữ trường Đại Học An Giang.
    - Thời gian: từ ngày 01/04/2004 đến ngày 30/06/2004.
    - Chọn mẫu điều tra: Những sự hiểu sai, lẫn lộn mà các sinh viên chuyên ngành Anh Văn trường ĐHAG các khoá 2, 3 ở các lớp 2D, 3D1, 3D2 (105 sinh viên) mắc

    2

    phải trong các tình huống dễ gây nhầm lẫn thuộc các lĩnh vực nghiên cứu trong đề tài (thông qua bảng câu hỏi điều tra).

    7/ Các phương pháp nghiên cứu:
    - Phương pháp đọc sách và tài liệu:

    + Tìm các sách, các tài liệu liên quan đến đề tài ở các thư viện như:
    Tài liệu về tâm lý học (xác định khái niệm tư duy, trí nhớ và quy luật của nó, sự quên và cách chống quên, khái niệm về sự nhầm lẫn; xác định sự hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong học tập )
    Tài liệu về giáo dục học (các phương pháp giảng dạy của giáo viên, cách thức tổ chức dạy học, cái cốt lõi của hoạt động dạy )
    Các tài liệu, sách về Tiếng Anh, Tiếng Pháp (ngữ pháp, từ vựng, cách phát âm )

    + Tiến hành đọc, nghiên cứu, tóm tắt, ghi nhận, photo các kiến thức cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
    - Phương pháp quan sát sư phạm:

    + Thông qua các tiết dạy Tiếng Pháp ở lớp, quan sát, lắng nghe, ghi nhận các nhầm lẫn gặp phải của sinh viên trong chương trình học và những lỗi sai thường mà giáo viên lưu ý cho lớp.
    + Lắng nghe, ghi nhận những lời khuyên, thủ thuật, giải pháp khắc phục của giáo viên, sau đó ghi nhận vào tập.
    - Phương pháp điều tra giáo dục:

    + Thiết lập bảng câu hỏi điều tra (nội dung câu hỏi xoáy vào những nhầm lẫn, sai sót thường mắc phải của sinh viên khi học Tiếng Pháp, cách học của sinh viên, cách giảng dạy của giáo viên ở lớp để qua phần giải đáp rút ra được nguyên nhân, những nhân tố ảnh hưởng, khiếm khuyết trong dạy-học đúc kết thành giải pháp khắc phục).
    + Tiến hành phân phát cho 105 sinh viên ở các lớp ngoại ngữ thuộc các khoá học trường ĐHAG đã được học Tiếng Pháp (2D, 3D1, 3D2).
    + Thu thập, xử lý số liệu và sử dụng vào nội dung nghiên cứu.
    - Phương pháp phỏng vấn:

    Thông qua các phương pháp trên cộng với việc thăm dò, hỏi ý kiến của thầy cô giảng dạy chuyên môn, sau đó tổng hợp thành những kinh nghiệm (hiện tượng nhầm lẫn chủ yếu do những nguyên nhân nào?, cách khắc phục ra sao? ) nhằm đạt được mục đích nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...