Luận Văn Tình trạng nghèo đói ở vùng núi phía bắc nước ta trong những năm gần đây và một số kiến nghị đối với

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tình trạng nghèo đói ở vùng núi phía bắc nước ta trong những năm gần đây và một số kiến nghị đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng núi của Nhà nước
    LỜI NÓI ĐẦU


    Đối với tất cả các nước trên thế giới, đói nghèo luôn là vấn đề được xã hội quan tâm. Ở các nước phát triển, dù có mức sống cao song vẫn luôn tồn tại tình trạng phân hóa giàu nghèo. Còn ở những nước đang phát triển với thu nhập trung bình và thấp, trong đó bao gồm Việt Nam, thì một bộ phận không nhỏ dân cư vẫn sống ở mức nghèo khổ, đặc biệt còn có những người sống trong hoàn cảnh rất khó khăn vẫn phải chịu tình trạng thiếu đói, không đủ ăn trong khi đây là nhu cầu thiết yếu của con người.
    Mức độ đói nghèo cũng có sự chênh lệch khác nhau giữa các vùng miền trong cả nước do những đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Trong đó, đói nghèo ở các khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa trầm trọng hơn các khu vực miền xuôi. Tình trạng đó đã gây ảnh hưởng rất xấu tới chất lượng cuộc sống nhân dân vùng núi. Trong những năm gần đây, Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm, nhiều chủ trương chính sách tích cực giúp xóa đói giảm nghèo cho vùng núi và đã đạt những kết quả nhất định. Song trên thực tế, tình hình đói nghèo nơi đây vẫn còn khá nghiêm trọng bởi những chính sách này chưa thật sự hoàn thiện và phù hợp với tình hình địa phương, và do đó sự tác động của chúng tới việc khắc phục đói nghèo miền núi chưa thật sự hiệu quả. Xuất phát từ thực tế đó, ở đây, bài viết với đề tài: “Tình trạng nghèo đói ở vùng núi phía bắc nước ta trong những năm gần đây và một số kiến nghị đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng núi của Nhà nước” đi vào nghiên cứu thực trạng nghèo đói ở miền núi phía bắc Việt Nam trong những năm gần đây như một ví dụ điển hình cho đói nghèo ở vùng núi nói chung, từ đó đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của các chính sách xóa đói giảm nghèo cho vùng núi của Nhà nước để đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả, phát huy tác dụng của các chính sách có ý nghĩa thiết thực này.
    Căn cứ vào yêu cầu của đề tài, nội dung của chuyên đề được kết cấu thành ba chương:
    - Chương I: Những vấn đề chung về đói nghèo
    - Chương II: Tình trạng đói nghèo ở vùng núi phía bắc nước ta trong những năm gần đây và thực trạng các chính sách xóa đói giảm nghèo ở vùng núi của Nhà nước
    - Chương III: Những kiến nghị đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng núi của Nhà nước ta
    Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Phạm Vũ Thắng, giảng viên khoa Khoa học Quản lý - trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đã tận tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề này.





    MỤC LỤCTrangDANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC HÌNH, BIỂU, BẢNG

    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÓI NGHÈO 3
    I.1. Những khái niệm cơ bản 3
    I.1.1. Đói nghèo là gì ? - Các cách tiếp cận về nghèo đói trên thế giới và Việt Nam 3
    I.1.1.1. Cách tiếp cận tiền tệ . 3
    I.1.1.2. Cách tiếp cận về năng lực . 3
    I.1.1.3. Cách tiếp cận về sự loại trừ mang tính xã hội . 3
    I.1.1.4. Cách tiếp cận mang tính tham gia 3
    I.1.2. Các thước đo về đói nghèo của thế giới và Việt Nam 3
    I.1.2.1. Ngưỡng nghèo (hay chuẩn nghèo) . 3
    I.1.2.2. Tỷ lệ đói nghèo 3
    I.1.2.3. Khoảng nghèo 3
    I.1.2.4. Chỉ số nghèo khổ con người . 3
    I.2. Nguyên nhân của đói nghèo trên thế giới và ở Việt Nam 3
    I.2.1. Giới thiệu một số nghiên cứu về nguyên nhân của đói nghèo trên thế giới 3
    I.2.2. Nguyên nhân đói nghèo ở Việt Nam . 3
    I.2.2.1. Nguyên nhân thuộc về điều kiện tự nhiên . 3
    I.2.2.2. Nguyên nhân xuất phát từ điểm yếu của người nghèo . 3
    I.2.2.3. Nguyên nhân về phía cơ chế chính sách của Việt Nam . 3
    I.3. Sự cần thiết phải xóa đói giảm nghèo 3
    I.3.1. Những tác hại mà đói nghèo gây ra 3
    I.3.2. Phân cách giàu nghèo là biểu hiện của bất bình đẳng 3
    I.3.3. Ý nghĩa của XĐGN đối với sự phát triển chung của toàn xã hội 3
    CHƯƠNG II: TÌNH TRẠNG ĐÓI NGHÈO Ở VÙNG NÚI PHÍA BẮC NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VÙNG NÚI CỦA NHÀ NƯỚC TA . 3
    II.1. Vài nét về vùng núi phía bắc nước ta . 3
    II.1.1. Đặc điểm tự nhiên 3
    II.1.2. Đặc điểm dân cư . 3
    II.2. Thực trạng đói nghèo tại vùng núi phía bắc 3
    II.2.1. Tình trạng nghèo đói tại vùng núi phía bắc so sánh với các địa phương khác qua một số chỉ tiêu thước đo đói nghèo . 3
    II.2.2. Về thu nhập bình quân đầu người . 3
    II.2.3. Về chi tiêu - đời sống . 3
    II.2.4. Về văn hóa – giáo dục . 3
    II.2.5. Về y tế - chăm sóc sức khỏe 3
    II.3. Thực trạng về các chính sách XĐGN vùng núi 3
    II.3.1. Các chính sách hiện hành . 3
    II.3.2. Đánh giá các chính sách XĐGN cho vùng núi 3
    II.3.2.1. Thành tựu . 3
    II.3.2.2.Hạn chế 3
    CHƯƠNG III: NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VÙNG NÚI CỦA NHÀ NƯỚC 3
    III.1. Kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác chuẩn bị tổ chức thực hiện chính sách 3
    III.1.1. Đối với nguồn vốn cho XĐGN vùng núi 3
    III.1.2. Đối với bộ máy quản lý thực thi chính sách tại địa phương . 3
    III.1.3. Đối với công tác đánh giá đối tượng được XĐGN 3
    III.2. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách bộ phận trong chính sách tổng thể về XĐGN vùng núi . 3
    III.2.1. Tiếp tục phát triển những cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu . 3
    III.2.2. Xây dựng đồng bộ và có hiệu quả các chính sách XĐGN 3
    III.2.2.1. Về chính sách khoa học kỹ thuật 3
    III.2.2.2. Về chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế thị trường, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân vùng núi . 3
    III.2.2.3. Về chính sách về nguồn vốn, quản lý nguồn vốn và hoạt động tín dụng 3
    III.2.2.4. Về chính sách giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 3
    III.2.2.5. Về chính sách y tế - dân số - kế hoạch hóa gia đình 3
    III.2.2.6. Về chính sách văn hóa - thông tin . 3
    III.2.3. Tăng cường an sinh xã hội với người nghèo đặc biệt khó khăn 3
    III.3. Kiến nghị đối với công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chính sách 3
    III.3.1. Đối với hệ thống chỉ tiêu đánh giá . 3
    III.3.2. Đối với công tác báo cáo thống kê 3
    III.3.3. Đối với công tác kiểm tra 3
    KẾT LUẬN 3

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     
Đang tải...