Luận Văn Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên Y2 của trường Đại học Y Hà Nội năm 20

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/1/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Đặt vấn đề
    .1
    Chương 1. Tổng quan tài liệu .
    1.1. Tình trạng dinh dưỡng người trưởng thành
    .3
    1.2. Tình trạng dinh dưỡng ở đối tượng sinh viên
    14
    Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên
    cứu 17
    2.1. Đối tượng nghiên
    cứu 17
    2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
    17
    2.3. Phương pháp nghiên cứu
    .17
    2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu - cách đánh giá kết quả
    .20
    2.5. Sai số và biện pháp khống chế
    .22
    2.6. Xử lý và phân tích số liệu
    22


    7
    2.7. Đạo đức nghiên cứu
    23
    Chương 3. Kết quả nghiên cứu
    3.1. Tình trạng dinh dưỡng và thể lực của đối tượng nghiên cứu
    .24
    3.2. Yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng và thể lực của sinh viên
    28
    3.3 . Mối liên quan của các yếu tố đến tình trạng dinh dưỡng, thể lực của
    sinh viên
    .36
    Chương 4. Bàn luận
    44
    Kết luận
    54
    Khuyến nghị
    55
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Tình trạng dinh dưỡng là mức độ các chất dinh dưỡng có sẵn để đáp
    ứng nhu cầu trao đổi chất. Tình trạng dinh dưỡng của các cá thể là kết quả
    của ăn uống và sử dụng các chất dinh dưỡng [2]. Do đó có một mối liên
    quan chặt chẽ giữa ăn uống với tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe và bệnh tật
    của một cá nhân hay một quần thể. Ăn uống tốt (đủ chất cân đối) tạo ra một
    sự phát triển bình thường cả về thể lực và trí tuệ. Ăn uống không đúng, dù
    là thiếu ăn hay thừa ăn, đều dẫn đến một số bệnh liên quan đến ăn uống
    như thiếu năng lượng trường diễn (CED), béo phì, thiếu máu dinh
    dưỡng Tùy theo lứa tuổi, giới, tình trạng sinh lý và mức độ hoạt động thể
    lực trí lực mà số lượng và chủng loại thực phẩm cần để đáp ứng nhu cầu
    dinh dưỡng cho con người khác nhau. Cơ thể sử dụng các chất dinh dưỡng
    có trong thực phẩm phải trải qua quá trình tiêu hóa, hấp thụ sự tham gia của
    các yếu tố khác như sinh hóa và sinh lí trong quá trình chuyển hóa. Việc sử
    dụng thực phẩm và hiệu quả hấp thụ các chất dinh dưỡng phụ thuộc rất
    nhiều vào tình trạng sức khỏe của cá thể. Tình trạng dinh dưỡng tốt phản
    ánh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và tình trạng sức khỏe, khi cơ thể có
    tình trạng dinh dưỡng không tốt (thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng) là thể
    hiện có vấn đề về sức khỏe hoặc có vấn đề về dinh dưỡng hoặc cả hai [2].
    Sinh viên (SV) là đối tượng cần được quan tâm khi đề cập đến vấn
    đề dinh dưỡng và sức khỏe, vì đây là lứa tuổi ở giai đoạn đầu tiên của thời
    kỳ trưởng thành sau thời kỳ trẻ em và thanh thiếu niên. Cơ thể ngừng lớn
    về kích thước nhưng quá trình thay đổi và tái tạo tế bào vẫn tiếp diễn không
    ngừng để duy trì sự sống, chế độ ăn và dinh dưỡng tiếp tục giữ vai trò thiết
    yếu để bảo vệ và nâng cao sức khỏe ở thời kì này. Do vậy, đây là lứa tuổi
    có năng lực cao vể thể chất và trí tuệ, đồng thời là nguồn lao động bằng trí
    óc chính của một quốc gia trong tương lai. Sẽ tai hại khi nghĩ rằng đây là
    thời kì tràn đầy sức khỏe có thể không cần phải chú ý giữ ăn uống điều độ,
    ăn gì cũng được, sống thế nào cũng xong. Sự thật các vi phạm về ăn uống,
    lối sống sẽ rút ngắn tuổi lao động và tuổi thọ đáng kể [4]. Thiếu năng lượng


    12
    trường diễn và cơ cấu chất lượng khẩu phần không hợp lí là nguyên nhân
    dẫn đến sự phát triển thể chất trí tuệ kém - có thể nói tình trạng dinh dưỡng
    là trạng thái sức khỏe phản ánh mức đáp ứng nhu cầu các chất dinh dưỡng
    của cơ thể [3].
    Đầu thế kỷ 19, Falkner đã nghiên cứu thể lực của thanh niên đến tuổi
    tòng quân của Pháp. Ông thấy tình trạng sức khoẻ, thể lực của họ có một số
    liên hệ chặt chẽ với điều kiện và môi trường sống, đặc biệt là chỉ số chiều
    cao. Những người nhỏ bé có khuynh hướng không khoẻ mạnh bằng những
    người cao [43],[44]. Falkner cho rằng: Ở thanh niên, chiều cao là chỉ số
    quan trọng nhất cho việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của một quần thể,
    sau đó đến chỉ số cân nặng/ chiều cao [43].
    Tại Việt Nam, những nghiên cứu đầu tiên về BMI (Body Mass
    Index) đã được Hà Huy Khôi và cộng sự nghiên cứu trên người trưởng
    thành ở vùng nông thôn Việt Nam năm 1983 [19] và cho đến nay có khá
    nhiều tác giả đã nghiên cứu xung quanh vấn đề này tại các đối tượng khác
    nhau.
    Đối tượng là sinh viên, các tác giả như Nguyễn Ái Châu, Phạm Văn
    Phú và Hà Huy Khôi đã nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của sinh viên
    một số trường đại học Y phía Bắc năm 1992-1994 [6]. Từ đó cho đến nay
    còn có ít đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Để có những tài liệu làm cơ sở
    khoa học cho việc tư vấn về tình trạng dinh dưỡng ở đối tượng này nên
    chúng tôi nghiên cứu: “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên
    quan của sinh viên Y2 của trường Đại học Y Hà Nội năm 2011” với các
    mục tiêu sau đây:
    1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng và thể lực của sinh viên Y2 trường Đại
    học Y Hà Nội năm 2011.
    2. Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của sinh
    viên Y2 trường Đại học Y Hà Nội.


    13
    Chương 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Tình trạng dinh dưỡng người trưởng thành.
    1.1.1. Định nghĩa tình trạng dinh dưỡng.
    Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc
    và hoá sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể [2].
    Tình trạng dinh dưỡng của một quần thể dân cư được thể hiện bằng
    tỷ lệ của các cá thể bị tác động bởi các vấn đề dinh dưỡng [2].
    1.1.2. Một số phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng.
    Đánh giá tình trạng dinh dưỡng là quá trình thu thập và phân tích
    thông tin, số liệu về tình trạng dinh dưỡng và nhận định tình hình trên cơ sở
    các thông tin số liệu đó [2].
    Mục đích của quá trình đánh giá TTDD là xác định thực trạng dinh
    dưỡng, xác định các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, tìm ra những yếu tố
    liên quan đến TTDD là xác định thực trạng dinh dưỡng, trên cơ sở đó dự
    báo tình hình dinh dưỡng trong tương lai và đề ra các biện pháp can thiệp
    nhằm cải thiện TTDD hiện tại [12],[16].
    Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) ngày càng
    hoàn thiện và hiện nay đã trở thành một chuyên ngành sâu của dinh dưỡng
    học.
    1.1.2.1. Phương pháp điều tra khẩu phần.
    Một số phương pháp điều tra khẩu phần hay dùng hiện nay như hỏi ghi 24
    giờ qua, hỏi ghi 24 giờ qua trong nhiều ngày, hỏi tần xuất xuất hiện thực
    phẩm (FFQ), hỏi tần xuất xuất hiện thực phẩm bán định lượng.
     
Đang tải...