Luận Văn Tình trạng dinh dưỡng, nhiễm giun và một số yếu tố liên quan của trẻ em 12-36 tháng tuổi tại huyện Đ

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Nhu Ely, 20/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Suy dinh dưỡng protein năng lượng ở trẻ em vẫn phổ biến ở mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần, trí tuệ của trẻ. Về mặt xã hội, suy dinh dưỡng gây nhiều thiệt hại về kinh tế, kìm hãm phát triển kinh tế bởi nó trực tiếp ảnh hưởng tới nguồn nhân lực, ảnh hưởng tới giống nòi.
    Theo kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng từ năm 2000-2009, tỷ lệ SDD trẻ em đã giảm đi một cách rõ rệt, nếu như năm 2000 tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi là 33,8% (theo chỉ tiêu cân nặng theo tuổi) thì tới năm 2009 đã giảm chỉ còn 18,9% [13]. Tuy nhiên, theo điều tra theo dõi tỷ lệ SDD trẻ em các tỉnh năm 2009 của Viện Dinh Dưỡng cho thấy có sự khác nhau nhiều về tỷ lệ SDD trẻ em giữa các vùng sinh thái trên cả nước. Trong đó, tỷ lệ SDD khu vực miền núi luôn cao hơn đồng bằng, nông thôn cao hơn thành thị, những vùng bị hạn hán, lũ lụt có tỷ lệ SDD cao hơn các vùng khác. Trong khi một số tỉnh đồng bằng tỷ lệ SDD đã giảm xuống mức thấp như thành phố HCM (5,3%), Hà Nội (12,6%) . thì nhiều khu vực miền núi tỷ lệ SDD vẫn ở mức rất cao như Kon Tum (29,5%), Đắc Nông (29,4%), Lai Châu (27,8%), Quảng Bình (25,9%) [13]. Sự chênh lệch ở mức từ 2-4 lần giữa miền xuôi và miền núi cho thấy mức độ trầm trọng của SDD trẻ em khu vực miền núi.
    Đakrông là một huyện miền núi vùng cao biên giới phía Tây Nam của tỉnh Quảng Trị, là nơi có nhiều đồng bào các dân tộc sinh sống trong đó chủ yếu là dân tộc Vân Kiều và Pakoh (chiếm 82%, theo số liệu cục thống kê tỉnh Quảng Trị). Đời sống kinh tế của người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở vùng này rất cao. Theo một đánh giá về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 2 tuổi được thực hiện tại Đakrông và Hướng Hóa vào tháng 12/2009 cho thấy rằng tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em ở đây rất cao: 41.9% (thể nhẹ cân), 44.1% (thể thấp còi) và 13,4% (thể gầy còm) [23]. Trẻ em dưới 36 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng có nhiều nguyên nhân, trong đó nhiễm giun đường ruột là một nguyên nhân cần được quan tâm. Nhiễm giun gây nên chán ăn, hấp thu kém, tiêu hóa kém, viêm mạn tính ống tiêu hóa, cạnh tranh sử dụng và làm tăng mất các chất dinh dưỡng: protein, lipid, vitamin A . Lâu dài, giun làm suy dinh dưỡng-thiếu máu, chậm phát triển thể chất và tinh thần [24], [37]. Các nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng và nhiễm giun của trẻ em dân tộc thiểu số còn rất ít, là lý do chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với 2 mục tiêu sau:

    (1) Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và nhiễm giun của trẻ em 12-36 tháng tuổi tại vùng đồng bào dân tộc Pakoh và Vân Kiều của huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị.
    (2) Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng và nhiễm giun của trẻ 12-36 tháng tuổi tại vùng đồng bào dân tộc Pakoh và Vân Kiều của huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    Tài liệu tiếng Việt
    1. Nguyễn Thị Hải Anh (2005), “Mô tả tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới 5 tuổi tỉnh Lào Cai”. Luận văn Thạc sỹ y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.
    2. Lê Đình Công (1998), “Tình hình bệnh giun sán hiện nay ở Việt Nam. Phương hướng, kế hoạch phòng chống các bệnh giun sán1998-2000 và đến năm 2005”. Hội thảo Quốc gia phòng chống các bệnh giun sán 1998-2000 và đến năm 2005, Hà Nội 7-8/1998, tr.1-4.
    3. Hoàng Tân Dân (1998), “Một số ý kiến về công tác phòng chống bệnh giun sán ở nước ta hiện nay”. Hội thảo Quốc Gia phòng chống các bệnh giun sán 1998-2000 và đến
    2005, Hà Nội 7-8/1998, tr.14.
    4. Hoàng Tân Dân, Phạm Hoàng Thế, Phạm Thị Tâm và CS (1999), “Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường ruột của trẻ em lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo tại trường mầm non thực hành Hoa Sen Hà Nội và hiệu quả điều trị của Helmintox trong điều trị giun đường ruột”. Công trình nghiên cứu Y học Quân sự, tr.19 - 24.
    5. Đỗ Thị Đáng (1995),“Đánh giá hiệu quả ứng dụng biện pháp vệ sinh môi trường thử nghiệm điều trị chọn lọc chống bệnh giun truyền qua đất tại Thái Bình”. Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
    6. Viện Dinh Dưỡng (1998), "Hướng dẫn đánh giá tình hình dinh dưỡng và thực phẩm ở
    một cộng đồng", NXB Y học, Hà Nội, tr.68-71.
    7. Viện Dinh Dưỡng (2005), “Số liệu giám sát dinh dưỡng hàng năm”
    8. Viện Dinh Dưỡng (2000), “Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2000”, tr.38.
    9. Viện Dinh Dưỡng (2001), “Diễn tiến tình hình dinh dưỡng trong 5 năm 1995-2000”.
    Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch hành động Quốc Gia về dinh dưỡng giai đoạn 1995-
    2000, Hà Nội (4/2000), tr.51-53.
    10. Viện Dinh Dưỡng (2001), “Tình trạng dinh dưỡng trong 5 năm 1995-2000”. Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch hành động Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 1995-2000. Hà Nội, 4/2000, tr.51-53
    11. Viện Dinh Dưỡng (2009), “Số liệu thống kê tình trạng SDD trẻ em các tỉnh năm 2009”, http://viendinhduong.vn
    12. Viện Dinh Dưỡng (2010), “Số liệu giám sát dinh dưỡng toàn quốc”, Báo cáo tổng kết tại
    Hội nghị tổng kết chương trình Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em năm 2009.
    13. Viện Dinh Dưỡng (2010), “Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm 1999-2010”, http://viendinhduong.vn/news/vi/106/61/a/so-lieu-thong-ke-ve-tinh- trang-dinh-duong-tre-em-qua-cac-nam.aspx . Cập nhật ngày 23/2/2011.
    14. Bộ môn Dinh Dưỡng và an toàn thực phẩm (2004), “Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm”. Trường Đại Học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học 2004, tr.37,47-48, 148-153, 247.
    15. Vũ Phương Hà (2010), “Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 2 tuổi và các yếu tố liên quan tại huyện Hướng Hóa và Đakrong tỉnh Quảng Trị năm 2010”. Luận án thạc sỹ Y học Dự Phòng, Đại học Y Hà Nội.
    16. Lương Thị Thu Hà (2008), “Nghiên cứu thực trạng SDD thiếu protein năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hai xã của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên”. Luận văn Thạc sỹ y học dự phòng, trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, tr.57.
    17. Phan Lê Thu Hằng, Lê Thanh Sơn (2004), “Thực trạng một số yếu tố liên quan tới tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại 4 xã tỉnh Hà Tây”. Tạp chí Y học thực hành, số 4 (478), tr. 39.
    18. Trần Minh Hậu (1994), “Nhận xét về tình trạng thiếu máu và nhiễm giun ở trẻ em dưới 5 tuổi ở một số xã huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình”.Tập san NCKH, Đại học Y Thái Bình, Tập 1, tr. 46 - 49.
    19. Châu Văn Hiền, Nguyễn Đức Thỏa (2006), “Tình hình nhiễm giun đường ruột ở trẻ em từ 12-36 tháng tuổi tại huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, năm 2006”. Báo cáo khoa học Trung tâm y tế huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
    20. Nguyễn Võ Hinh, Phan Trung Tiến và CS (1997), “Nhiễm giun đường ruột ở trẻ em và hiệu quả điều trị hàng loạt bằng Mebendazol tại Thừa Thiên Huế”. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học (1991 - 1996), NXB Y học, Hà Nội, tr. 52 - 55.
    21. Trần Thị Hồng (1997), “Giun sán”. Bài giảng Kí sinh trùng Y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr.119-156.
    22. Lê Thị Hương (2007), “Kiến thức và thực hành dinh dưỡng của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới hai tuổi tại Huyện Hải Lăng tỉnh Quảng trị”. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm. Số 4(2), tr.2-4; 40-48.
    23. Lê Thị Hương, Trần Thị Lan (2010), “Điều tra ban đầu về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 2 tuổi vùng dân tộc thiểu số huyện Hướng Hóa và Đakrông, tỉnh Quảng Trị”.Save children 2/2010
    24. Khúc Thị Tuyết Hường (2009), “Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non tại Thái Nguyên và kết quả tẩy giun bằng Albendazol ”. Luận văn Thạc sỹ y học, Đại hoc Y Thái Nguyên.
    25. Phạm Trung Kiên (2003), “Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp cộng đồng đến bệnh tiêu chảy và nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng Hà Nam”. Luận án Tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
    26. Hoàng Thị Kim (1998), “Những kết quả nghiên cứu của Viện Sốt rét- Kí sinh trùng- Côn trùng về đặc điểm dịch tễ, chẩn đoán, điều trị, phòng chống các bệnh giun sán truyền qua đất ở Việt Nam”.Hội thảo Quốc gia phòng chống các bệnh giun sán 1998-2000 và đến 2005, Hà Nội 7-8/7/1998, tr.26-28.
    27. Hoàng Thị Kim (1998), “Nghiên cứu hiệu quả của các biện pháp điều trị chọn lọc trong phòng chống các bệnh giun truyền qua đất”. Kỷ yếu CTNCKH (1991 - 1996), tr. 30 -36.
    28. Đỗ Thị Lan, Cao Thị Hồng Hà, Nguyễn Hạnh Nguyên và cộng sự (2002), “Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng trẻ em ở Sơn La”. Tạp chí y học dự phòng. Số 8 (2), tr.113.
    29. Trần Chí Liêm (2007), “Đánh giá thực hiện chiến lược Quốc Gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2005 và định hướng kế hoạch đến năm 2010”. Tạp chí Thông tin Y Dược, số 4/2007, tr.2-3.
    30. Bộ môn Nhi (2009), “Bài giảng Nhi khoa tập 1”.Trường Đại học Y Hà Nội- NXB Y học, Hà Nội, tr 7,8, 216-224.
    31. Bộ môn Kí sinh trùng trường Đại học Y Hà Nội (2007), “Kí sinh trùng y học”. NXB Y học Hà Nội, tr.139-172.
    32. Trường Đại học Y Hà Nội (1997), “ Giun sán kí sinh trùng”, Kí sinh trùng ứng dụng trong y học. NXB Y học, Hà Nội, tr.130-173.
    33. Đặng Oanh, Vũ Đức Bảo, Nguyễn Thanh Quế, Phạm Quốc Bảo, Phạm Thanh Hải
    (1997),“Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại 2 tình Gia Rai,Kon Tum 1996-1997”. Viện VSDT Tây Nguyên, tr.262.
    34. Hà Xuân Sơn (2005), “Đánh giá hiệu quả phục hồi dinh dưỡng trẻ em bằng giáo dục dinh dưỡng cộng đồng cho các bà mẹ ở Nga My và Tân Kim, Phú Bình, Thái Nguyên”. Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Thái Nguyên.
    35. Trương Thị Sương, Nguyễn Tấn Thương và cộng sự (2000), “Một vài nhận xét về tình hình bệnh tật trẻ em vùng nông thôn tỉnh Quảng Nam”. Tạp chí Y học thực hành (391), tr.52-56.
    36. Đỗ Dương Thái (1975), “Những nhận định về tình hình nhiễm giun sán ở miền Bắc Việt
    Nam”. Kỷ yếu CTNCKH, tr. 185 - 188.
    37. Phạm Hoàng Thế (1998), “ Bệnh giun Đũa”. Bài giảng trong chương trình cao học, Bộ môn Kí sinh trùng, Đại học Y Hà Nội.
    38. Đinh Văn Thức, Nguyễn Thế Hường (2000), “Tỷ lệ suy dinh dưõng và một số yếu tố liên quan tại hai xã Đặng Cương và Quốc Tuấn, huyện An Hải, Hải Phòng năm 2000”. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Nhi khoa, NXB Y học, Hà Nội, tr.51-56.
    39. Sở Y tế tỉnh Quảng Trị (2008), “Báo cáo tổng kết hoạt động Y tế dự phòng tỉnh Quảng Trị năm 2008”. Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, tr.7-8.
    40. Nguyễn Trần Tuấn (2003), “Nghiên cứu thực trạng dinh dưỡng, bệnh tật và một số yếu tố liên quan ở bà mẹ và trẻ em dưới 2 tuổi tại xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”. Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học y khoa Thái Nguyên, tr.46.
    41. Lê Thị Tuyết (2000),“ Tình trạng nhiễm giun đũa, giun tóc móc/mỏ và hiệu quả một số biện pháp can thiệp trong phòng chống ở một số xã tỉnh Thái Bình”. Luận án Tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
    42. WHO (2000), “ Hướng dẫn công tác phòng chống các bệnh giun truyền qua đất và thiếu máu do giun”. NXB Y học, Hà Nội, tr 13, 32-33, 49-69, 133-134, 150.
    Tài liệu tiếng nước ngoài
    43. Pande V. K. Awashi (1997), “Prevalence of malnutrion and intestinal parasites in preschool slum children in Lucknow”, Indian - Pediatre, tr599-605.
    44. Robert E. Balck et al (2008), “Materna land child under nutrition :
    global and regional exposes and health consequences”, The Lancet, Maternal and Child under nutrition serrie, pp. 5- 11.
    45. Lisa. C. (2000), “Overcoming child malnution in developing countries: Past achievement and future choices”. International Foot Policy Research Institule, Washington DC, pp46, 50.
    46. Mascie Taylor C. G., Alam M., Montanari R. M. et al. (1999), “A study of the cost effetiveness of selective health interventions for the control of intestinal parasites in rural Bangladesh”, J - parasitol, 85, pp. 6 - 11.
    47. Tripathy K., Duque E., Bolanos O., et al.(1972) “ Malabsorption syndrom in
    Ascariasis”.Am.J.Clin.Nutr, pp.25,1276-1281.
    48. WHO, (1983) “Measuring change in nutritional status”,Geneva
    49. WHO (1993), “Breastfeeding- The technical basis and recommendation for action”.
    Geneva 1993, pp.1-5,6,9 -12, 14, 113.
    50. WHO (1994),“Report of the WHO informal Consultation on Hookworm
    infection anh Anemia in girls and women”. WHO/CTD/Sip/96.1. Geneva 5-7 December
    1994.
    51. WHO (2006), “WHO Child Growth Standard”, World Health Oganization, Geneva.
     
Đang tải...