Thạc Sĩ Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 2 tuổi và kiến thức thực hành nuôi dưỡng trẻ của các bà mẹ tại Hư

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 20/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
    NĂM 2010

    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN . 107
    1.1. TÌNH HÌNH SUY DINH DƯỠNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM . 107
    1.2. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ EM . 110
    1.2.1. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em . 110
    1.2.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em . 112
    1.3. KIẾN THỨC THỰC HÀNH NUÔI DƯỠNG CỦA CÁC BÀ MẸ VÀ MỐI LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ EM 115
    1.3.1. Nguyên nhân suy dinh dưỡng . 115
    1.3.2. Chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ khi có thai với TTDD . 117
    1.3.3. Kiến thức thực hành nuôi con bằng sữa mẹ với TTDD 117

    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 125

    2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 125
    2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 126
    2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 126
    2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 126
    2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 126
    2.3.1. Thiết kế nghiên cứu . 126
    2.3.2. Cỡ mẫu và quy trình chọn mẫu 127
    2.3.3. Thu thập thông tin . 128
    2.3.4. Biến số nghiên cứu và cách đánh giá các chỉ tiêu thu thập 130
    2.3.5. Sai số và khống chế sai số 135
    2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU 135
    2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU . 136

    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ . . 137
    3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ VÀ CÁC BÀ MẸ TRONG NGHIÊN CỨU 137
    3.2. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ DƯỚI 2 TUỔI . 140
    3.3. KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CHĂM SÓC BÀ MẸ KHI MANG THAI 143
    3.4. KIẾN THỨC, THỰC HÀNH NUÔI DƯỠNG TRẺ CỦA BÀ MẸ 144
    3.4.1. Kiến thức, thực hành của bà mẹ về NCBSM và cho ABS . 144
    3.4.2. Thực hành của bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ 145
    3.4.3. Thực hành cho trẻ ăn bổ sung của bà mẹ . 148
    3.4.4. Thực hành về chăm sóc sức khỏe trẻ dưới 2 tuổi 150
    3.5. LIÊN QUAN GIỮA KIẾN THỨC, THỰC HÀNH NUÔI DƯỠNG VỚI TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ DƯỚI 2 TUỔI 151
    3.5.1. Liên quan giữa KT-TH của bà mẹ về chăm sóc thai sản với TTDD của trẻ dưới 2 tuổi 151
    3.5.2. Liên quan giữa KT-TH của bà mẹ về NCBSM và cho ABS với TTDD của trẻ dưới 2 tuổi . 153
    3.5.3. Thực hành về chăm sóc sức khỏe trẻ dưới 2 tuổi với TTDD . 156
    3.6. KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM CÓ TRỌNG TÂM . 157

    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN. 160
    4.1. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ DƯỚI HAI TUỔI . 160
    4.1.1. Suy dinh dưỡng theo chỉ tiêu cân nặng theo tuổi 161
    4.1.2. Suy dinh dưỡng theo chỉ tiêu chiều cao theo tuổi . 164
    4.1.3. Suy dinh dưỡng theo chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao . 166
    4.2. KIẾN THỨC THỰC HÀNH NUÔI DƯỠNG TRẺ CỦA BÀ MẸ . 168
    4.2.1. Kiến thức thực hành chăm sóc bà mẹ khi mang thai 168
    4.2.2. Kiến thức của bà mẹ về NCBSM hoàn toàn và cho trẻ ABS . 170
    4.2.3. Thực hành của bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn . 171
    4.2.4. Thực hành của bà mẹ về việc cho trẻ ăn bổ sung 173
    4.2.5. Thực hành của bà mẹ về chăm sóc sức khỏe của trẻ . 177
    4.3. LIÊN QUAN GIỮA KIẾN THỨC THỰC HÀNH NUÔI DƯỠNG TRẺ CỦA CÁC BÀ MẸ VỚI TTDD CỦA TRẺ DƯỚI 2 TUỔI . 178
    4.3.1. Liên quan giữa kiến thức thực hành chăm sóc bà mẹ khi mang thai với TTDD của trẻ 178
    4.3.2. Liên quan giữa kiến thức của bà mẹ về nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung với TTDD của trẻ 179
    4.3.3. Liên quan giữa thực hành của bà mẹ về nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ với TTDD của trẻ 180
    4.3.4. Liên quan giữa thực hành của bà mẹ về việc cho trẻ ăn bổ sung với TTDD của trẻ 181
    4.3.5. Liên quan giữa thực hành của bà mẹ về chăm sóc sức khỏe trẻ với TTDD của trẻ . 182
    KẾT LUẬN 183
    KIẾN NGHỊ 185
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 186
    PHỤ LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Theo tổ chức Nông Lương Quốc Tế (FAO) ước tính gần một tỷ người trên thế giới đang bị suy dinh dưỡng (SDD), phần lớn trong số này ở những nước đang phát triển [59]. Sự gia tăng đáng kể giá cả hàng hóa thực phẩm gần đây đã đẩy hàng chục triệu người khác vào cảnh đói nghèo, nhu cầu tiếp cận dinh dưỡng cơ bản nằm xa tầm tay và gia tăng đáng kể quy mô của cuộc khủng hoảng kinh tế [58], [66]. SDD vẫn còn là một vấn đề sức khỏe lớn với những hậu quả nghiêm trọng không thể bỏ qua. Theo thống kê chung trên thế giới ước tính rằng khoảng 50% số ca tử vong xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi là do SDD từ nhẹ đến trung bình [64], [87]. Khoảng ba phần tư những ca tử vong trẻ em xảy ra ở khu vực Châu Phi và Đông Nam Á. Tại những nước này thì tỷ lệ tử vong cao hơn xảy ra ở vùng sâu, vùng xa, ở những gia đình nghèo và có trình độ văn hóa thấp [86]. Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ SDD nhưng thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là nhóm trẻ trong giai đoạn cai sữa mẹ 6 - 24 tháng tuổi. Tại Việt Nam, theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ SDD ở trẻ dưới 5 tuổi năm 2001 thể nhẹ cân là 31,9%, thể thấp còi là 34,8%, năm 2005 lần lượt nhẹ cân là 25,2% và thấp còi là 29,6%, năm 2008 thể nhẹ cân là 19,9% và 2009 thể nhẹ cân là 18,9% và thấp còi là 31,9% [40]. Với những số liệu trên chứng tỏ Chương trình Dinh dưỡng quốc gia đã có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng chung trong cả nước. Ngoài ra, tỷ lệ SDD còn thay đổi tùy theo từng vùng. Ở vùng núi, nơi có người dân tộc thiểu số sinh sống, thì tỷ lệ này vẫn còn khá cao khi so sánh chung với khu vực thành thị. Nếu như tỷ lệ SDD chung ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội năm 2009 đã xuống tới mức lần lượt là 7,8% và 9,1% và vào năm 2010 là 6,8% và 10,8% [39] thì nhiều khu vực miền núi như Bắc Kạn vẫn là 25,4%, Quảng Bình 23,6%, Kon Tum 28,3% và Đắc Nông 26,9% .[42]. Sự chênh lệch thấy rõ này cho thấy mức độ cần thiết để có những can thiệp kịp thời nhằm cải thiện TTDD của trẻ ở khu vực này.
    Trên thực tế cho thấy tình trạng SDD không chỉ là do thiếu nguồn thực phẩm, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, chăm sóc y tế kém mà còn do bà mẹ, các thành viên trong gia đình thiếu kiến thức và thực hành nuôi dưỡng trẻ chưa hợp lý cũng như còn tồn tại những quan niệm, thói quen nuôi dưỡng trẻ lạc hậu. Một số bà mẹ có kiến thức chăm con tốt nhưng việc chuyển từ kiến thức thành thực hành thì vẫn chưa tốt. Tại các vùng có người dân tộc thiểu số sinh sống thì tất cả những yếu tố trên đều là những trở ngại cho việc phòng chống SDD trẻ em. Quảng Trị là một tỉnh nghèo của Miền Trung, nơi hàng năm phải gánh chịu những đợt thiên tai bão lũ và ngập lụt. Điều kiện môi trường khí hậu khắc nghiệt kèm với địa hình ở vùng núi cao, nơi cư ngụ của những người dân tộc thiểu số chủ yếu là dân tộc Vân Kiều và Pako, chiếm 82% dân số của Dakrong và 45,9% dân số của Hướng Hóa.
    Theo số liệu của tỉnh, tỷ lệ SDD của trẻ em nơi đây rất cao. Tính đến tháng 6/2009 tỷ lệ SDD của Hướng Hóa là 39,2% và Dakrong là 36,6%. Theo nghiên cứu của tác giả Vũ Phương Hà năm 2010, tỷ lệ SDD còn rất cao, SDD thể nhẹ cân là 42,1%, thể thấp còi 48,2% và thể gầy còm 13,9%. Điều đó cho thấy vấn đề SDD của trẻ dưới 24 tháng tuổi ở hai huyện vùng núi này vẫn còn rất đáng quan tâm [8]. Tại đây đã có một số chương trình từ các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em bên cạnh chương trình Dinh dưỡng Quốc gia Phòng chống Suy dinh dưỡng. Trong đó, một dự án đã triển khai chương trình thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ và hướng dẫn ăn bổ sung hợp lý cho nhóm trẻ dưới hai tuổi được thực hiện trong thời gian từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 12 năm 2010. Sau một năm triển khai chương trình can thiệp tại hai huyện Hướng Hóa và Dakrong thì bức tranh về tình trạng dinh dưỡng của nhóm trẻ dưới hai tuổi cũng như kiến thức thực hành của bà mẹ trong việc nuôi con bằng sữa mẹ và chế độ ăn bổ sung hợp lý cho trẻ là vấn đề cần được quan tâm và nghiên cứu. Mặt khác, để có các bằng chứng khoa học cho các hoạt động can thiệp hiệu quả hơn trong thời gian tới, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 2 tuổi và kiến thức thực hành nuôi dưỡng trẻ của các bà mẹ tại Hướng Hóa và Dakrong năm 2011” với hai mục tiêu:
    1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới hai tuổi tại vùng dân tộc thiểu số của huyện Hướng Hóa và Dakrong năm 2011;
    2. Mô tả kiến thức thực hành nuôi dưỡng trẻ của các bà mẹ và mối liên quan với tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới hai tuổi tại vùng dân tộc thiểu số của huyện Hướng Hóa và Dakrong năm 2011.
     
Đang tải...