Tài liệu Tình trạng cán cân thương mại Việt Nam trong những năm qua? Tình trạng đó là tốt hay không tốt? Chín

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tình trạng cán cân thương mại Việt Nam trong những năm qua? Tình trạng đó là tốt hay không tốt? Chính phủ cần có chính sách kinh tế vĩ mô gì để cải thiện cán cân thương mại ở nớc ta?

    Đề bài: Cán cân thương mại là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại? Tình trạng cán cân thương mại Việt Nam trong những năm qua? Tình trạng đó là tốt hay không tốt? Chính phủ cần có chính sách kinh tế vĩ mô và biện pháp gì để cải thiện cán cân thương mại ở nước ta? (Tiểu luận cao học hành chính công, 9 điểm)

    BÀI LÀM:

    Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.
    Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị âm, lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, cần lưu ý là các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ.
    Các nhân tố tác động tới cán cân thương mại
    Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Tuỳ theo giai đoạn và đặc điểm của từng nền kinh tế thì mức độ quan trọng của các yếu tố khác nhau.
    a) Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại.
    b) Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bán hàng hóa dịch vụ.
    c) Tỷ giá hối đoái: là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi VND lên giá ( tỷ giá hối đoái giảm) thì sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi VND mất giá (tỷ giá tăng), xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi.
    d. Ảnh hưởng của dòng vốn: Cán cân thương mại là một trong những yếu tố của tài sản quốc gia. Cán cân thương mại phụ thuộc vào chênh lệch giữa đầu tư và tiết kiệm trong nền kinh tế. Mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư được bù đắp bởi các dòng vốn đầu tư nước ngoài như FDI, ODA, FPI, kiều hối và các dòng vốn vay thương mại khác.
    e. Ảnh hưởng của thu nhập: Khi thu nhập trong nước tăng, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá cũng đồng thời tăng theo. Trong khi đó, khi kinh tế nước ngoài tăng trưởng, họ cũng tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hoá từ nước khác và làm cho xuất khẩu của đối tác thương mại tăng lên. Do vậy cán cân thương mại phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế.
    f. Các chính sách thương mại và phát triển kinh tế: Các chính sách thuế, bảo hộ hàng hoá trong nước cũng ảnh hưởng mạnh đến cán cân thương mại. Những rào cản này hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng để cải thiện cán cân thương mại. Các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu khác cũng sẽ ảnh hưởng mạnh đến cán cân thương mại. Ngoài ra, cán cân thương mại còn phụ thuộc vào cơ cấu của nền kinh tế và chiến lược phát triển công nghiệp của quốc gia.
    Ngoài ra còn có các yếu tố ảnh hưởng như:
    + Thu nhập của người tiêu dùng trong nước và người tiêu dùng nước ngoài.
    + Các chu kỳ kinh tế của quốc gia và thế giới.
    Tác động của cán cân thương mại tới các biến số kinh tế
    Thứ nhất, cán cân thương mại cung cấp những thông tin liên quan đến cung - cầu tiền tệ của một quốc gia, cụ thể là thể hiện sự thay đổi tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. Chẳng hạn, nếu một nước nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu nghĩa là cung đồng tiền quốc gia đó có khuynh hướng vượt cầu trên thị trường hối đoái nếu các yếu tố khác không thay đổi. Và như vậy, có thể suy đoán rằng, đồng tiền nước đó sẽ bị sức ép giảm giá so với các đồng tiền khác. Ngược lại, nếu một quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu thì đồng tiền của quốc gia đó có khuynh hướng tăng giá.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...