Tiểu Luận Tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Sơn La - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Sơn La - Thực trạng và giải pháp
    Giới thiệu chung

    1. Lý do chọn đề tài
    Thời đại ngày nay là thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng sản xuất mang tính xã hội hoá ngày càng cao, các lĩnh vực của đời sống xã hội đều rất phát triển như kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học- kỹ thuật Sự phát triển đó đều xuất phát từ việc thoả mãn nhu cầu của con người, hay nói cách khác con người là trung tâm của sự phát triển xã hội. Trên thế giới hiện nay, phụ nữ chiếm gần nửa dân số, là một lực lượng lao động to lớn, góp phần rất quan trọng vào việc xây dựng gia đình và đất nước, thúc đẩy sự tiến bộ và phồn vinh trên trái đất. Tuy nhiên, chưa ở nước nào phụ nữ thực sự được hoàn toàn bình đẳng, chị em vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới và ở nhiều nơi phụ nữ vẫn còn bị áp bức, bóc lột nặng nề.
    Chính vì vậy, bình đẳng nam nữ một cách toàn diện, triệt để là lý tưởng mà nhân loại đã theo đuổi hàng nhiều thế kỷ. Đầu thế kỷ XIX, nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp S.Phuriê đã cho rằng: Trình độ giải phóng phụ nữ là thước đo trình độ phát triển của xã hội. Luận điểm này tiếp tục được khẳng định trong học thuyết Mác ngay từ khi nó ra đời và phát triển ở trình độ mới cao hơn trong các giai đoạn tiếp theo. Những quan điểm trên đã cổ vũ cho nhiều phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng giữa nam và nữ, trở thành một trong những mục tiêu phấn đấu của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới.
    Phải nói rằng đây là một thực trạng đã và đang diễn ra mang tính toàn cầu, trong đó Việt Nam không phải là ngoại lệ. Bộ văn hoá, thể thao và du lịch Việt Nam đã chỉ ra một trong năm tồn tại yếu kém của ngành năm 2008, đó là: tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực đối với người già, phụ nữ và trẻ em gây nhức nhối công luận (theo báo thể thao hàng ngày số ra ngày 25/12/2008).
    Sơn La là một tỉnh miền núi phía Bắc với 12 dân tộc anh em cùng chung sống. Hiện nay, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở đây ngày càng được nâng cao nhưng mặt bằng dân trí vẫn còn thấp và phát triển không đều. Nhiều quan niệm, tư tưởng phong kiến, nhất là tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn chưa được xoá bỏ. Họ vẫn phải chịu thiệt thòi cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, vẫn phải chịu sự bất bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trong gia đình. Đặc biệt là tình trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ đang gây nhiều bức xúc trong tỉnh Sơn La. Với những lý do nêu trên, tôi đã chọn đề tài: “Tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Sơn La - Thực trạng và giải pháp” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu của đề tài này là trên cơ sở những quan điểm lý luận về vấn đề giải phóng phụ nữ để làm rõ thực trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Sơn La và đề ra phương hướng cũng như giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình nhằm giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ đáp ứng sự nghiệp giải phóng phụ nữ ở tỉnh Sơn La.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là trình bày hệ thống cơ sở lý luận về vấn đề bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ; làm rõ thực trạng vấn đề bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình trên địa bàn tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, đề xuất những phương hướng và phân tích những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện sự nghiệp giải phóng phụ nữ tiến tới bình đẳng nam nữ, xoá bỏ tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ở tỉnh Sơn La, góp phần vào công cuộc phòng chống bạo lực gia đình trong cả nước.
    4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    4.1. Khách thể nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu ở tỉnh Sơn La giai đoạn 2005 - 2010, thực trạng và giải pháp.
    4.2. Đối tượng nghiên cứu
    Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng đồng thời đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    6. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương.
    CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN CƠ BẢN VỀ BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH
    1.1. Một số khái niệm
    1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bình đẳng giới
    1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giải phóng phụ nữ và thực hiện nam nữ bình đẳng
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẠO LỰC TRONG GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ( 2005 - 2010
    2.1. Khái quát về địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La
    2.2. Thực trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn tỉnh Sơn La
    2.3. Hậu quả và nguyên nhân của tình trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn tỉnh Sơn La
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BẠO LỰC TRONG GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở TỈNH SƠN LA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
    3.1. Phương hướng nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình đối với phụ nữ
    3.2. Những giải pháp và kiến nghị nhằm ngăn chặn bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay
    KẾT LUẬN
    Bình đẳng nam nữ một cách toàn diện, đầy đủ là lý tưởng mà nhân loại đã và đang phấn đấu. Ngày nay, thế giới đã có nhiều thay đổi vượt bậc, nhưng vấn đề giới - vấn đề bình đẳng nam nữ ở hầu hết các nước trên thế giới, kể cả các nước có trình độ phát triển cao về kinh tế - xã hội vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Sự bất bình đẳng về giới, xét về mặt lý thuyết có thể nghiêng về phía nam hoặc nữ, nhưng trên thực tế những thiệt thòi vẫn thuộc về người phụ nữ.
    Phụ nữ thường đối mặt với sự phân biệt đối xử và hàng loạt rào cản về kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị Vì vậy, đấu tranh vì bình đẳng giới đã và đang trở thành một phong trào rộng khắp trên phạm vi toàn thế giới cả về phương diện lý thuyết lẫn phương diện thực tiễn.
    Ở Việt Nam, chủ trương bình đẳng giới được đề ra ngay từ khi Đảng cộng sản ra đời; chính sách bình đẳng giới thực sự là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của chính sách phụ vận qua các thời kỳ phát triển của Nhà nước ta. Quyền bình đẳng giới đã được quy định ngay từ Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước (1946). Vị trí, vai trò của nữ giới được xã hội tôn trọng và pháp luật đã tạo điều kiện thuận lợi để nữ giới phát triển tài năng.
    Tuy vậy, tình trạng bất bình đẳng giới vẫn là một thực tế đáng quan tâm, đặc biệt là tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ngày càng phổ biến và tăng nhanh. Trong đó Việt Nam nói chung và Sơn La nói riêng cũng không phải là một ngoại lệ. Sơn La là một tỉnh miền núi phía Bắc với 12 dân tộc anh em cùng chung sống, trình độ văn hoá còn thấp. Tỷ lệ mù chữ cao đặc biệt đối với phụ nữ, cộng đồng các dân tộc thiểu số thường khép kín, ít được giao lưu, tiếp xúc, và tham gia các hoạt động xã hội . Do vậy, nhận thức của người dân về vấn đề bạo lực giới còn thấp, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Đây là những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng bạo lực trong gia đình. Trước thực tế này đòi hỏi các cấp lãnh đạo phải luôn quan tâm, đầu tư thích đáng cho vấn đề này để giải thích đúng đắn và sâu sắc các vấn đề của cuộc đấu tranh chống bạo lực gia đình - nam nữ bình đẳng, coi đây là mục tiêu lâu dài. Cần giải phóng cho phụ nữ Sơn La thoát khỏi những áp bức, bất công, những trói buộc của hủ tục lạc hậu và quan niệm phong kiến nặng nề để bước lên làm chủ cuộc đời, làm chủ bản thân.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...