Luận Văn Tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cho công ty TNHH TM-DV-SX Dũng Tâm, KCN Xuy

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ?MỞ ĐẦU
    A. Tính cần thiết của đề tài
    Dệt nhuộm ở nước ta là ngành công nghiệp có mạng lưới sản xuất rộng lớn với
    nhiều mặt hàng, nhiều chủng loại và gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao.
    Trong chiến lược phát triển kinh tế của ngành dệt nhuộm, mục tiêu đặt ra đến năm
    2010 sản lượng đạt trên 2 tỉ mét vải, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 - 4 tỉ USD, tạo ra
    khoảng 1 triệu việc làm. Tuy nhiên, đây chỉ là điều kiện cần cho sự phát triển, để
    ngành công nghiệp dệt nhuộm phát triển thật sự thì chúng ta phải giải quyết vấn đề
    nước thải và khí thải một cách triệt để. Công nghệ dệt nhuộm sử dụng một lượng
    nước khá lớn phục vụ cho các công đoạn sản xuất đồng thời xả ra một lượng nước
    thải bình quân 12 - 300 m3/tấn vải. Trong đó, nguồn ô nhiễm chính là từ nước thải
    công đoạn dệt nhuộm và nấu tẩy. Nước thải giặt có pH: 9 - 12, hàm lượng chất hữu
    cơ cao (có thể lên đến 3000 mg/l), độ màu trên dưới 1000 Pt - Co, hàm lượng SS có
    thể bằng 2000 mg/l.
    Theo kết quả phân tích nước thải ở làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc (Hà Tây) thì
    chỉ số BOD là 67 - 159mg/l; COD là 139 - 423mg/l; SS là 167 - 350mg/l, và kim loại
    nặng trong nước như Fe là 7,68 mg/l; Pb là 2,5 mg/l; Cr6+ là 0.08 mg/l [Trung tâm
    công nghệ xử lý môi trường, Bộ tư lệnh hoá học, 2003]. Theo số liệu của Sở Tài
    nguyên Môi trường Thái Bình, hàng năm làng nghề Nam Cao sử dụng khoảng 60 tấn
    hóa chất các loại như ôxy già, nhớt thủy tinh, xà phòng, bồ tạt, Javen, thuốc nhuộm
    nấu tẩy và in nhuộm. Các thông số ô nhiễm môi trường ở Nam Cao cho thấy hàm
    lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải cao hơn tiêu chuẩn cho phép 3,75 lần, hàm
    lượng BOD cao hơn tiêu chuẩn cho phép tới 4,24 lần, hàm lượng COD cao hơn tiêu
    chuẩn cho phép 3 lần.
    Thực chất, tiêu chuẩn Greentrade Barrier - tiêu chuẩn thương mại “xanh”, cũng
    chính là một rào cản thương mại xanh. Rào cản thương mại xanh được áp dụng đối
    với hàng may mặc là đòi hỏi các sản phẩm phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sinh
    thái quy định, an toàn về sức khỏe đối với người sử dụng, không gây ô nhiễm môi
    trường trong sản xuất, bắt buộc các nhà xuất khẩu phải tuân thủ. Như vậy là, trong
    cuộc cạnh tranh quyết liệt sau khi hạn ngạch dệt may được rỡ bỏ và một số tiêu
    chuẩn được các thị trường EU, Mỹ, Nhật . Áp dụng, thì rào cản thương mại “xanh” là
    một thách thức, trở ngại lớn đối với tất cả các nước xuất khẩu hàng dệt may.
    Chính vì những yêu cầu hết sức cấp thiết đó nên trong chuyên đề này nhóm sẽ đề
    xuất “Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải ngành dệt nhuộm công suất
    500m3/ngày đêm”.
    B. Mục tiêu của đề tài
    Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm có công suất 500m3/ngày
    đêm đạt tiêu chuẩn QCVN 24:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
    thải công nghiệp (cột B).
    C. Phương pháp nghiên cứu đề tài
    1. Biên hội và tổng hợp tài liệu.
    2. So sánh đối chiếu và lựa chọn công nghệ.
    3. Trích dẫn một số tiêu chuẩn trong QCVN 24:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ
    thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
    4. Tính toán và đề xuất công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm.
    D. Tính mới của đề tài
    Hiện nay các phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm đa số đều sử dụng phương
    pháp hóa lý, như vậy sẽ tiêu tốn một lượng hóa chất rất lớn và không đáp ứng được
    yêu cầu kinh tế, làm cho giá thành xử lý 1m3 nước thải sẽ rất lớn. Trong chuyên đề
    này sẽ trình bày phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp sinh học
    kết hợp với hóa lý, nhằm xử lý triệt để nước thải và mang lại tính kinh tế trong quá
    trình xử lý. Tỉnh Long An hiện nay có nhiều nhà máy dệt nhuộm nhưng vẫn chưa có
    hệ thống xử lý hoạt động hiệu quả, nhóm chúng tôi hy vọng tập tài liệu này sẽ được
    áp dụng để xử lý nước thải ngành dệt nhuộm trên địa bàn tỉnh.
    E. Giới hạn của đề tài
    Đề tài chỉ trình bày quy trình công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm đạt tiêu
    chuẩn QCVN 24:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
    nghiệp ( Cột B). Với các thông số đầu vào như sau:
    pH = 8 - 10
    BOD5 = 860 (mg/l)
    COD = 1430 (mg/l)
    SS = 560 (mg/l)
    Độ màu = 1000 (Pt - Co)

    ?Mục Lục trang
    Lời mở đầu . .1
    A. Tính cần thiết của đề tài . .1
    B. Mục tiêu của đề tài . .2
    C. Phương pháp nghiên cứu đề tài . .2
    D. Tính mới của đề tài . .2
    E. Giới hạn đề tài . 3
    CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM VÀ CÁC CHẤT Ô
    NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
    1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM . 4
    1.1.1 Các quá trình cơ bản trong công nghệ dệt nhuộm . .4
    1.1.2 Các loại thuốc nhuộm thường dùng trong ngành dệt nhuộm . .8
    1.1.3 Nhu cầu về nước và nước thải trong xí nghiệp dệt nhuộm . .9
    1.2 CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM CHÍNH TRONG NƯỚC THẢI
    DỆT NHUỘM . .10
    1.3 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM TRONG NƯỚC
    THẢI NGÀNH DỆT NHUỘM ĐẾN NGUỒN TIẾP NHẬN . .15
    CHƯƠNG 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT
    NHUỘM
    2.1 XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC . 16
    2.1.1 Song chắn rác . .17
    2.1.2 Lưới chắn rác . .17
    2.1.3 Bể điều hòa . .17
    2.2 XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC . 18
    2.2.1 Phương pháp trung hòa . .18
    2.2.2 Phương pháp oxy hóa khử . 18
    2.3 XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA - LÝ . 19
    2.3.1 Quá trình keo tụ tạo bông . .20
    2.3.2 Phương pháp trích ly . 20




    2.4 XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC . .21
    2.5 MỘT SỐ SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM.22
    2.5.1 Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm trong nước . .22
    2.5.1.1 Qui trình công nghệ tổng quát xử lý nước thải nhuộm vải .22
    2.5.1.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm đang được
    áp dụng . .24
    2.5.2 Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm trên thế giới . 26
    2.5.2.1 Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm sợi bông ở Hà Lan .26
    2.5.2.2 Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm ở Greven (CHLB Đức)
    .26
    CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
    VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ CÔNG
    SUẤT 500M3/NG.ĐÊM . 28
    3.1 CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ . .28
    3.1.1 Việc lựa chọn sơ đồ công nghệ dựa vào các yếu tố cơ bản sau 28
    3.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác . .28
    3.2 ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ . 29
    3.2.1. THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ . .30
    CHƯƠNG IV: TÍNH TOÁN CHI TIẾT CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ CỦA
    HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI . .35
    4.1. Song chắn rác . 35
    4.1.1.Nhiệm vụ . 35
    4.1.2.Tính toán . 35
    4.2. Bể tiếp nhận . .37
    4.2.1.Nhiệm vụ . 37
    4.2.2.Tính toán . 37




    4.3 Bể điều hòa . .38
    4.3.1 Chức năng . .38
    4.3.2 Tính toán . 38
    4.4 Bể phản ứng . 44
    4.4.1 Chức năng . .44
    4.4.2 Tính toán . .44
    4.5 Bể lắng I . 48
    4.5.1 Chức năng . .48
    4.5.2 Tính toán . 48
    4.6 Bể Aerotank . 55
    4.6.1 Chức năng . .55
    4.6.2 Tính toán . 55
    4.7 Bể lắng II . .65
    4.7.1 Chức năng . .65
    4.7.2 Tính toán . 66
    4.8 Bể nén bùn (kiểu đứng) . 71
    4.8.1 Chức năng . .71
    4.8.2 Tính toán: . .71
    4.9 Máy nén bùn . 73
    4.9.1 Chức năng . .73
    4.9.2 Tính toán . 73
    4.10 Bể tiếp xúc . 74
    4.10.1 Chức năng . .74
    4.10.2 Tính toán . .74
    4.11 Bể trộn hóa chất . .77
    4.12 TÍNH TOÁN HÓA CHẤT SỬ DỤNG . .78
    4.12.1 Bể chứa Urê (nồng độ 10%) và van điều chỉnh dung dịch Urê (cho
    vào bể Aerotank) . 78




    4.12.2 Bể chứa axit photphoric (H3PO4) và van điều chỉnh châm H3PO4
    (cho vào bể Aerotank) . .79
    4.12.3 Bể chứa dung dịch axit H2SO4 và bơm châm H2SO4 (cho vào bể
    điều hòa) . .80
    4.12.4 Chất trợ lắng polymer dạng bột sử dụng ở bể lắng I . 81
    CHƯƠNG V: DỰ TOÁN KINH PHÍ DỰ KIẾN THỰC HIỆN XÂY DỰNG
    HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI . .82
    5.1 Chi phí đầu tư xây dựng . 82
    5.2 Chi phí đầu tư thiết bị . .83
    5.3 Chi phí vận hành hệ thống . .88
    5.3.1 Nhân viên vận hành . 88
    5.3.2 Hóa chất . .88
    5.3.3 Điện năng . .90
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 91
    PHỤ LỤC . 92
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...