Đồ Án Tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước ngầm khu vực đồng bằng bắc bộ có hàm lượng asen 10mg/l với

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    (kèm ppt báo cáo)

    PHẦN MỞ ĐẦU

    Hiện nay, một số nơi như các cơ quan, xí nghiệp, nhà trường, vẫn sử dụng nước dùng trong sinh hoạt và sản xuất là khai thác các nguồn nước ngầm bằng cách khoan các giếng công nghiệp, nước giếng khoan có trữ lượng ổn định và chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên trở ngại cho việc dùng nước ngầm hiện nay là trong thành phần nước ngầm thường bị nhiễm các hợp chất của kim loại nặng ở dạng hoà tan như: Fe(OH)2 ; Fe(HCO3)2 ; Mn(HCO3 )2 . , các cặn lơ lửng. Đặc biệt do sự ô nhiễm môi trường ngày càng ra tăng nên nguồn nước ngầm còn có thể bị nhiễm các hợp chất Nitơ và một số hợp chất hữu cơ khác. Các kim loại nặng Mn, Cr, . các gốc NO2, NH4+ . và đặc biệt nguy hiểm nếu chứa một lượng Asen > 0,01mg/l gây nên một số bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong .

    Các điều tra sơ bộ ở một số địa phương cho thấy, hàm lượng asen trong nước ngầm ở nhiều nơi vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với nước ăn uống và sinh hoạt, cao nhất là các tỉnh ở Đồng Bằng Bắc Bộ như Hà Nam, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tây, Phú Thọ . Hàm lượng asen ở một số điểm cao gấp nhiều lần mức cho phép như Quỳnh Lôi (Hà Nội) gấp 30 lần, Lâm Thao (Phú Thọ) gấp 50-60 lần, Lý Nhân (Bình Lục, Hà Nam) gấp 50 lần. Vì vậy việc tiến hành xử lý các hợp chất trên là cần thiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...