Chuyên Đề Tính toán và so sánh cọc chịu tải trọng ngang bằng các phương pháp khác nhau

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:

    Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa,
    nền kinh tế đang phát triển rất mạnh mẽ. Cùng với các lĩnh vực khác, xây dựng cơ sở hạ
    tầng được đặt lên hàng đầu để đáp ứng yêu cầu phát triển về kinh tế cũng như xã hội. Do
    đó xây dựng cơ sở hạ tầng phải bền vững và độ an toàn cao.
    Việt Nam là một nước mà địa lý nằm giáp ranh với bờ biển Thái Bình
    Dương nên mật độ và cường độ của gió rất lớn gây ảnh hưởng lên các công trình ven
    sông biển như bến cảng, bờ kè, giàn khoan, các công trình nhà cao tầng
    Đối với việc sử dụng giải pháp móng cọc cho các công trình nhà cao tầng,
    bến cảng, bờ kè thì vấn đề quan trọng là sức chịu tải của công trình, đặc biệt là vấn đề
    chịu tải trọng ngang.
    Đối với móng cọc chịu tải trọng ngang, các yếu tố quan trọng sau đây là ảnh
    hưởng chính:
     Sức kháng của đất nền xung quanh cọc;
     Các đặc trưng của nền đất xung quanh cọc, nén của vật liệu cọc;
     Chiều sâu ngàm của cọc trong đất;
     Loại tải trọng tác dụng;
     Liên kết đầu cọc.
    Các tải trọng ngang thường gặp: do tăng hoặc giảm tốc độ xe; tải trọng gió; sóng;
    dòng chảy; do tàu bè va chạm; do động đất; lở đất;
    Có nhiều phương pháp tính tải trọng ngang của cọc như phương pháp dự báo của
    Broms; Meyerhof; cọc chịu tải ngang theo TCVN 205:1998 Tuy nhiên, khi tính toán
    mỗi phương pháp cho kết quả khác nhau. Do đó đề tài được chọn nhằm so sánh cách
    tính của mỗi phương pháp để từ đó đề xuất phương pháp tính tối ưu và thông dụng, có
    thể áp dụng vào thực tế thiết kế móng cọc.
    2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu của đề tài:
    Vấn đề sức chịu tải trọng ngang của cọc đã được các nhà khoa học trên thế giới
    cũng như ở Việt Nam nghiên cứu rất nhiều, chẳng hạn:

    - Lời giải của Broms: từ nhiều thực nghiệm Broms đưa ra tóm tắt ứng xử cọc chịu
    tải trọng ngang gồm loại đầu cọc ngàm vào đài cứng và đầu cọc tự do. Quan hệ giữa áp
    lực ngang của đất lên cọc và chuyển vị ngang của cọc là quan hệ tuyến tính.
    - Brinch Hansen (1961) và Broms (1964) dùng mô hình nền Winkler để giải. Theo
    mô hình này, đất nền xung quanh cọc được xem như môi trường đàn hồi tuyến tính. Nền
    đất xung quanh cọc được thay thế bằng các liên kết chống chuyển vị ngang và được biểu
    diễn bằng các lò xo độc lập riêng rẽ có độ dài như nhau và có độ cứng bằng hệ số nền
    quy ước K.
    - Phương pháp “m” của Trung Quốc thì giả thiết hệ số nền tăng tuyến tính theo
    chiều sâu để mô phỏng tương tác cọc đất.
    - Ở Mỹ, mô phỏng tương tác cọc - đất theo lý thuyết đường cong p-y, các đường
    cong p-y này được xây dựng trên cơ sở các thông số về cọc và các chỉ tiêu đất nền thu
    thập được.
    - Theo tiêu chuẩn Việt Nam: đất xung quanh cọc được xem như môi trường đàn
    hồi tuyến tính được mô phỏng bằng mô hình nền Winkler. Hệ số nền theo phương ngang
    thay đổi tuyến tính theo chiều sâu.
    3. Mục tiêu nghiên cứu:
    Trong vài thập kỷ gần đây, việc giảng dạy và nghiên cứu của ngành cơ học đất
    đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong cả việc phát triển lý thuyết cũng như thực
    hành để giải quyết các vấn đề kỹ thuật thực tế. Tuy nhiên sự phát triển quan trọng nhất
    là việc thống nhất được mối quan hệ giữa trạng thái ứng suất và trạng thái thể tích trong
    cơ học đất và thường được gọi là cơ học đất trạng thái tới hạn (Critical State Soil
    Mechanics).
    Việc sử dụng các phần mềm tính toán theo lý thuyết phần tử hữu hạn và các mô
    hình đất theo lý thuyết cơ học đất trạng thái tới hạn đã mở ra một hướng mới trong
    ngành cơ học đất và nền móng. Với sự hỗ trợ của máy tính, người kỹ sư có được một
    công cụ mạnh mẽ để phân tích và dự đoán ứng xử của đất đồng thời với móng trong các
    điều kiện làm việc khác nhau.
    Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có những ưu và khuyết điểm riêng. Việc nghiên
    cứu để hiểu rõ và sử dụng phù hợp từng phương pháp ; từ đó, giải quyết một cách hợp lý
    các bài toán thực tế là rất quan trọng. Đó cũng chính là mục đích nghiên cứu của đề tài
    này.
    4. Phương pháp nghiên cứu:

    Thu thập dữ liệu từ công trình thực tế; Thiết kế móng và tính toán cọc chịu đồng
    thời tải trọng ngang bằng các phương pháp khác nhau. So sánh để tìm ra được phương
    pháp tính tốt nhất.
    5. Phạm vi nghiên cứu:
    Nghiên cứu thực tiễn việc sử dụng cọc chịu tải trọng ngang;
    Phân tích ưu và nhược điểm của công trình chịu tải trọng ngang;
    Các phương pháp phân tích sự làm việc của cọc chịu tải trọng ngang trong các
    điều kiện địa chất, địa chất thủy văn khác nhau;
    Tính toán so sánh cọc chịu tải trọng ngang bằng nhiều phương pháp;
    Đánh giá lựa chọn phương pháp phân tích cọc chịu tải trọng ngang cho một số
    trường hợp theo điều kiện địa chất công trình ở Đồng Bằng Sông Cửu Long;
    6. Những đóng góp mới của đề tài và những vấn đề mà đề tài chưa thực hiện
    được:

    Phân tích cọc chịu tải trọng ngang trong nền nhiều lớp đất yếu bão hòa nước;
    So sánh những sai số giữa các lời giải giải tích trong nền đồng nhất so với nền
    nhiều lớp;
    Thay thế nền nhiều lớp bằng 1 lớp đất đồng nhất có chỉ tiêu tương đương sao cho
    sự làm việc của cọc là giống nhau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...