Luận Văn Tính toán và lựa chọn Kết cấu Nhà lưới trồng Rau An toàn quy mô nhỏ

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người trên khắp hành tinh, đặc biệt khi lương thực và các loại thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng, như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng học thì nhu cầu tiêu thụ rau bình quân hàng ngày của mỗi người dân cần khoảng 250-300g/ngày/người tức là 90-110kg/người/năm.Giá trị dinh dưỡng của rau được thể hiện trên các mặt. Rau cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin như : A, B, C, PP, nhiều chất là sinh tố C, tiền vitamin A(Provitamin A). Trong rau còn chứa các chất khoáng như: Ca, P, Fe và các chất năng lượng như Protit, Lipit, Gluxit. Ngoài ra rau còn cung cấp các nguồn dinh dưỡng khác như các Axit hưu cơ, hợp chất thơm, các vi lượng và Xenlulo.[1]
    Sản xuất rau là ngành quan trọng của nền Nông nghiệp ở nhiều nước trên thế giới và đối với Việt Nam.
    Trong công cuộc đổi mới và xây dựng Đất nước, về lĩnh vực Nông nghiệp, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ: Phải nhanh chóng đưa công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào Nông nghiệp. Một trong những hướng công nghiệp hóa Nông nghiệp là áp dụng hình thức sản xuất kiểu Công nghiệp- thực hiện thâm canh hiệu quả cao và bền vững bằng phương thức sản xuất Nông nghiệp hiện đại.
    Ở nước ta, rau và hoa không chỉ cung cấp cho thị trường nội địa mà đã trở thành mặt hàng với nhu cầu ngày càng lớn trên thị trường nước ngoài. Rau và hoa phát triển khắp các vùng trong nước, chiếm khoảng 56% diện tích đất canh tác ở các tỉnh phía Bắc và khoảng 44% ở các tỉnh phía Nam, trong đó diện tích trồng rau và hoa trong nhà kính, nhà lưới hiện nay khoảng trên 1000ha và không ngừng phát triển ở hầu hết các tỉnh.
    Nhà lưới có vai trò quan trọng trong việc sản xuất rau an toàn cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao do nhà lưới chống mưa, sương, giảm nhiệt về mùa hè, tăng nhiệt về mùa đông, hạn chế côn trùng xâm nhập từ bên ngoài. Điều đó cho phép kiểm soát đầy đủ và chặt chẽ hầu hết các thông số kỹ thuật trong quá trình sản xuất, kể cả đáp ứng được yêu cầu sinh trưởng và phát triển tốt nhất của cây trồng như: Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, khí CO2, khí O2 cũng như kiểm soát được sâu bệnh hại cây trồng.
    Việc nhập các mẫu nhà lưới của nước ngoài ứng dụng ở nước ta không phát huy được tính ưu việt do không phù hợp với điều kiện khí hậu, giá thành cũng như chí phí và việc vận hành. Việc nghiên cứu, lựa chọn, cải tiến nhà lưới của các nước cho phù hợp với điều kiện khí hậu, kinh tế và kĩ thuật cũng như ứng dụng và phát triển ở nước ta là rất cần thiết.
    Khi tính toán thiết kế nhà lưới trồng rau cần phải đáp ứng các yêu cầu nông học của cây trồng, đó là các yếu tố : nhiệt độ, ánh sáng, khí CO2, khí O2 và kiểm soát sâu bệnh Như vậy yêu cầu chung khi tính toán thiết kế nhà lưới là lựa chọn cấu trúc, hệ thống thiết bị, vật liệu đảm bảo tính năng kiểm soát khí hậu môi trường(là yếu tố chủ đạo), giá thành hợp lý.
    Xuất phát từ tình hình trên, tôi chọn đề tài: “ Tính toán và lựa chọn kết cấu nhà lưới trồng rau an toàn quy mô nhỏ”.


    MỤC LỤC

    PHẦN 1 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    PHẦN 2 3
    TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
    2.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới và trong nước 3
    2.1.1. Tình hình trồng rau và tiêu thụ rau trên thế giới 3
    2.1.2. Tình hình trồng rau và tiêu thụ rau ở trong nước 5
    2.1.3. Tình hình sản xuất rau ở Thừa Thiên Huế 11
    2.2. Nhu cầu về rau an toàn và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm rau quả 13
    2.2.1. Nhu cầu về rau an toàn 13
    2.2.2. Các tiêu chuẩn đánh giá về rau an toàn 17
    2.2.3. Các lợi ích của mô hình trồng rau an toàn quy mô nhỏ 25
    2.3. Mục tiêu của đề tài 25
    2.4. Nhiệm vụ của đề tài 25
    PHẦN 3 26
    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
    3.1. Đối tượng nghiên cứu 26
    3.2. Phương pháp nghiên cứu 26
    3.2.1. Phương pháp điêu tra, thu thập thông tin, xử lý số liệu 26
    3.2.2. Phương pháp thiết kế và phân tích kết cấu 27
    3.2.3. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế 27
    PHẦN 4 28
    NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
    4.1 Điều kiện tự nhiên ở Thừa Thiên Huế 28
    4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng rau an toàn 33
    4.2.1. Yêu cầu nông học của cây rau 33
    4.2.2. Các yếu tố gây ô nhiễm trên rau 36
    4.3. Phân tích kết cấu một số kiểu nhà lưới phổ biến 37
    4.3.1. Kiểu mái che nắng và mưa thay đổi theo mùa 37
    4.3.2. Kiểu lưới kéo 40
    4.4. Phân tích, tính toán lựa chọn kết cấu nhà lưới trồng rau phù hợp 41
    4.5. Một số hệ thống trong nhà lưới 55
    4.6. Dự trù kinh phí xây dựng nhà lưới dạng vòm đối xứng, diện tích 200m2 58
    PHẦN 5 59
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 59
    5.1. Kết kuận 59
    5.2. Khuyến nghị 59
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 61


    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

    Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của một số nước trên thế giới. 3
    Bảng 2: Cán cân xuất nhập khẩu rau quả thế giới ( năm 2003). 4
    Bảng 3: Diện tích, năng suất và sản lượng một số loại rau chủ lực trên thế giới năm 2007. 5
    Bảng 4: Diện tích, năng suất, sản lương rau Việt Nam qua các năm 7
    Bảng 5: Diện tích, năng suất, sản lương rau của một số tỉnh Miền Trung 11
    Bảng 6: Diện tích, năng suất và sản lượng của các huyện tại Thừa Thiên Huế 12
    Bảng 7: Số lượng các vụ ngộ độc thực phẩm và rau những năm 2000 - 2002 ở Việt Nam và Thừa Thiên Huế. 14
    Bảng 8: Kêt quả kiểm tra vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Thừa Thiên Huế năm 2005 15
    Bảng 9: Ngưỡng giới hạn hàm lượng nitrat (NO-3) trồng rau (mg/kg rau tươi), theo tài liệu của Nga và FAO. 20
    Bảng 10: Ngưỡng giới hạn các kim loại nặng (mg/kg) và vi sinh vật gây bệnh trong sản phẩm rau tươi theo tiêu chuẩn của tổ chức Y Tế và tổ chức Nông Lương thế giới 21
    Bảng 11: Dư lượng thuốc BVTV cho phép tối đa và thời gian cách ly trong một số rau quả 21
    Bảng 13: Quy hoạch trồng rau 7 vùng sinh thái đến năm 2010. 24
    Bảng 12: Ngưỡng giới hạn vi sinh vật gây bệnh trong sản phẩm rau tươi theo tiêu chuẩn của tổ chức Y Tế và tổ chức Nông Lương thế giới. 22
    Bảng 14: Khí hậu thời tiết tại Thừa Thiên Huế năm 2009 31
    Bảng 15. Một số dạng cấu trúc nhà lưới đang sử dụng phổ biến hiện nay 42
    Bảng 16: Thông số kỹ thuật cơ bản cho modun nhà lưới 200m2. 44
    Bảng 17: Đặc điểm của các hệ thống trong nhà lưới 44
    Bảng 18: Chỉ tiêu một số vật liệu che phủ mái 46
    Bảng 19: Thông số một vật liệu cắt nắng 47
    Bảng 20: Dự trù kinh phí xây dựng nhà lưới 58

    DANH MỤC CÁC HÌNH

    Hình 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả qua các năm 2005 – 2006 7
    Hình 2: Kiểu nhà mái dạng vòm 39
    Hình 3a, 3b: Sơ đồ làm mát bằng thông gió tự nhiên 40
    Hình 4: Nhà kiểu lưới kéo ở Đà Lạt 41
    Hình 5: Một số dạng cấu trúc nhà lưới 41
    Hình 6: Cấu trúc mô đun nhà lưới lựa chọn cho mô hình tính toán 43
    Hình 7: Hệ thống quấn rèm, cắt nắng lựa chọn 46
    Hình 8. Hình dạng kết cấu và kiến trúc nhà lưới 48
    Hình 9. Mặt bằng nhà lưới 48
    Hình 10: Sơ đồ tính diện tích mái phủ 49
    Hình 14. Mô hình tính toán cân bằng nhiệt trong nhà lưới 53
    Hình 12. Mặt cắt mái nhà lưới 51
    Hình 13. Khung nhà lưới quy mô 200m2 52
    Hình11: Hình chiếu cạnh nhà lưới 51​







     

    Các file đính kèm:

Đang tải...