Đồ Án Tính toán, thiết kế tuyến đê chắn sóng cho cảng Dung Quất

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG



    1.1. Giới thiệu khu vực nghiên cứu.

    Quảng Ngãi là tỉnh cực nam của Trung Trung Bộ, phía Bắc tiếp giáp với

    Quảng Nam, phía Nam tiếp giáp với Bình Định, phía Tây Nam tiếp giáp với

    Kontum và tiếp giáp với biển Đông về phía Đông

    Lãnh thổ của tỉnh trải dài theo hướng bắc – nam trong khoảng 100 km với

    chiều ngang theo hướng đông – tây hơn 60 km, ứng với tọa độ địa lý từ 14032’ đến

    15025’ vĩ tuyến bắc và từ 108006’ tới 109004’ kinh tuyến đông.

    Ở ba phía Bắc,Tây, Nam, Quảng Ngãi giáp các tỉnh thuộc Duyên hải Nam

    Trung Bộ và Tây Nguyên ,phía Bắc là tỉnh Quảng Nam với đường ranh giới chung

    khoảng 60 km, phía Tây giáp các tỉnh Gia Lai, Kon Tum trên chiều dài 142 km dựa

    lưng vào dãy Trường Sơn, phía nam liền kề tỉnh Bình Định với độ dài 70 km.

    Về phía đông, Quảng Nam nằm dọc bờ biển với chiều dài khoảng 130 km.

    Toàn tỉnh có diện tích tự nhiện là 5.131,51 km2, chiếm hơn 1,55% diện tích

    cả nước với số dân 1.295.000 người (năm 2006), bằng gần 1,54% dân số nước ta.

    Giống như hầu hết các tỉnh miền Trung, địa hình đồi núi chiếm tới gần 2/3

    lãnh thổ của tỉnh Quảng Ngãi. Địa hình phân hóa rõ rệt theo chiều Đông - Tây và

    tạo thành 2 vùng: vùng đồng bằng ven biển ở phía Đông và vùng núi rộng lớn chạy

    dọc phía Tây với những đỉnh nhô cao trên 1.000 m.

    Bờ Biển Quảng Ngãi dài 130 km chia thành 3 đoạn :

    - Đoạn 1 từ mũi Nam Trân đến mũi Ba Làng An

    - Đoạn 2 từ mũi Ba Làng An đến mũi Sa Huỳnh

    - Đoạn 3 từ mũi Sa Huỳnh đến mũi Kim Bồng

    Bờ biển Quảng Ngãi với 6 cửa sông thuận lợi cho việc tàu thuyền cập bến:

    - Cửa Sa Cần ở phía Đông Bắc huyện Bình Sơn. Phía Bắc có vũng Dung

    Quất ( kế hoạch tại đây xây dựng thành khu công nghiệp phức hợp và cảng biển lớn

    nhất miền Trung - Khu kinh tế Dung Quất, đây cũng là nơi Nhà máy lọc dầu số 1

    của Việt Nam được xây dựng).

    - Cửa Sa Kỳ nằm lọt giữa phía Đông Nam huyện Bình Sơn và phía Đông

    Bắc huyện Sơn Tịnh, giữa hai xã Bình Châu và Tịnh Kỳ, có lạch ngầm sâu dài

    khoảng hơn 1km được xây dựng thành một cảng biển của tỉnh. Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

    - Cửa Cổ Luỹ (Cửa Đại) là nơi hai con Sông Trà Khúc và Sông Vệ đổ về.

    Cửa biển hẹp nhưng có vũng sâu, tàu từ 50 tấn đến 70 tấn có thể ra vào được, trước

    đây là cửa biển chính của tỉnh.

    - Cửa Lở nằm giữa hai xã Nghĩa An (Tư Nghĩa) và Đức Lợi (Mộ Đức). Cửa

    biển hẹp và cạn.

    - Cửa Mỹ Á ở phía Đông Bắc huyện Đức Phổ, cửa biển hẹp tàu thuyền khó

    đậu.

    - Cửa Sa Huỳnh ở phía Đông Nam huyện Đức Phổ cửa biển hẹp

    Với đường bờ biển dài 130 km, Quảng Ngãi có nhiều thuận lợi trong việc

    thiết lập các mối liên hệ với các tỉnh trong nước và quốc tế án ngữ trên tuyến giao

    thông huyết mạch Bắc – Nam,

    1.2. Xác định vấn đề.

    Từ điều kiện địa lý thuận lợi đó mà chính phủ đã quyết định xây dựng khu

    công nghiệp Dung Quất với trung tâm là khu cảng nằm trong vịnh Dung Quất gắn

    liền với nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam nhằm biến nơi đây thành 1 trong 3

    khu công nghiệp lớn nhất cả nước. Việc xây dựng cảng nước sâu Dung Quất với

    công suất hàng chục triệu tấn/năm sẽ là một yếu tố tạo vùng quan trọng thu hút các

    ngành sản xuất công nghiệp như lọc, hoá dầu, hoá chất, luyện kim, cơ khí . Cảng

    Dung Quất gắn với đường 24 sẽ là một yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với phát

    triển kinh tế - xã hội tại miền Trung và Tây Nguyên. Giai đoạn 1996 - 2000 tập

    trung xây dựng một cảng chuyên dùng dầu công suất 14 triệu tấn/năm để tiếp nhận

    tàu nhập dầu thô với công suất 80000 - 100000 DWT, tàu xuất sản phẩm dầu công

    suất khoảng 30.000 DWT. Hình thành một khu bến tổng hợp để nhận các nguyên

    vật liệu, thiết bị . phục vụ cho việc xây dựng cảng Dung Quất.

    Cùng với việc xây dựng cầu bến, đường ống, kho bãi và các cơ sở hạ tầng

    khác phục vụ cảng, cần thiết phải xây dựng một tuyến đê chắn sóng phía Bắc vịnh

    dài khoảng 2 km nhằm tạo khu nước lặng bảo vệ cảng tránh được tác động của sóng

    gió trong điều kiện bình thường cũng như trong điều kiện thời tiết xấu.

    1.3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đồ án.

    Từ những yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng khu cảng phải cần thiết xây

    dựng đê chắn sóng nhằm đảm bảo cho cảng có thể hoạt động bình thường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...