Luận Văn Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột khoai mì Công ty TNHH Tân Trường H

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    I. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Sắn (hay còn gọi là khoai mì) có tên khoa học là Manihot Esculenta là cây lương thực ưa ẩm, nó phát nguồn từ lưu vực sông Amazone Nam Mỹ. Đến thế kỉ XVI mới được trồng ở châu Á và Phi. Ở nước ta, khoai mì được trồng ở khắp nơi từ nam chí bắc nhưng do quá trình sinh trưởng và phát dục của khoai mì kéo dài, khoai mì giữ đất lâu nên chỉ các tỉnh trung du và thượng du Bắc Bộ như: Phú Thọ, Tuyên Quang, Hòa Bình là điều kiện trồng trọt thích hợp hơn cả.
    Khoai mì Việt Nam cũng bao gồm nhiều loại giống. Nhân dân ta thường căn cứ vào kích tấc, màu sắc củ, thân, gân lá và tính chất khoai mì đắng hay ngọt (quyết định bởi hàm lượng axit HCN cao hay thấp) mà tiến hành phân loại. Tuy nhiên trong công nghệ sản xuất tinh bột người ta phân thành hai loại: khoai mì đắng và khoai mì ngọt.
    Chế biến khoai mì đã được phổ biến ở nước ta từ thế kỷ 16. Những năm gần đây, do yêu cầu phát triển của ngành chăn nuôi và ngành chế biến thực phẩm từ khoai mì gia tăng. Sản lượng khoai mì hằng năm đạt khoảng 3 triệu tấn. Việc sản xuất càng nhiều thì lượng chất thải càng lớn. Ước tính trung bình hằng năm gần đây ngành chế biến tinh bột khoai mì (bao gồm nhà máy chế biến và hộ gia đình) đã thải ra môi trường 500.000 tấn thải bã và 15 triệu m[SUP]3[/SUP] nước thải. Thành phần của các loại chất thải này chủ yếu là các hợp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng khi thải ra môi trường _ trong điều kiện khí hậu của nước ta - nhanh chóng bị phân hủy gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng dân cư trong khu vực.
    Hiện nay, ở một số nhà máy chế biến tinh bột nồng độ COD trong nước thải lên đến 13.000 mg/l, vượt gấp trăm lần so với chỉ tiêu cho phép. Điều này cho thấy ngành tinh bột đang đứng trước nhu cầu phải phát triển nhưng môi trường khu vực hiện tại và tương lai lại phải đứng trước nguy cơ gánh chịu hậu quả do chất thải tinh bột mang lại. Trong phạm vi hẹp, em chọn đề tài “ Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột khoai mì Công ty TNHH Tân Trường Hưng, tỉnh Tây Ninh” với mong muốn góp phần vào phát triển bền vững ngành chế biến tinh bột khoai mì.



    II. MỤC TIÊU LUẬN VĂN
    Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột khoai mì Công ty TNHH Tân Trường Hưng, tỉnh Tây Ninh trong điều kiện thực tế. Nhằm đảm bảo tiêu chuẩn xả thải của nhà máy đạt tiêu chuẩn xả thải loại A (QCVN 24:2009/BTNMT) trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận để bảo vệ môi trường sinh thái và sức khoẻ cộng đồng.
    III. NỘI DUNG LUẬN VĂN
    1. Thu thập số liệu, tài liệu, đánh giá tổng quan về công nghệ sản xuất, khả năng gây ô nhiễm môi trường và xử lý nước thải trong nghành chế biến tinh bột khoai mì.
    2. Khảo sát, phân tích, thu thập số liệu về nhà máy chế biến tinh bột khoai mì Công ty TNHH Tân Trường Hưng, tỉnh Tây Ninh.
    3. Lựa chọn công nghệ, thiết kế hệ thống xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu kinh tế và điều kiện của nhà máy.
    4. Quản lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải của công ty.
    IV. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
    1. Phương pháp thu thập số liệu: Điều tra, khảo sát thu thập số liệu, tài liệu, quan sát và lấy mẫu đo đạc phân tích các chỉ tiêu nước thải, nhà máy chế biến tinh bột khoai mì Công ty TNHH Tân Trường Hưng, tỉnh Tây Ninh.
    2. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu những công nghệ xử lý nước thải cho các nhà máy chế biến tinh bột khoai mì qua tài liệu chuyên nghành và các công trình đã đưa vào sử dụng trong thực tế.
    3. Phương pháp so sánh: So sánh ưu, nhược điểm của công nghệ hiện có và đề xuất công nghệ xử lý nước thải phù hợp.
    4. Phương pháp tính toán: Sử dụng công thức toán học để tính toán các công trình đơn vị trong trạm xử lý nước thải, dự toán chi phí xây dựng, vận hành trạm xử lý.
    5. Phương pháp đồ hoạ: Sử dụng phần mềm Auocad để mô tả kiến trúc các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải.
    6. Phương pháp lựa chọn: Trên cơ sở động học của các quá trình xử lý cơ bản, Tổng hợp số liệu, Phân tích khả thi, Tính toán kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...