Đồ Án Tính toán, thiết kế mô hình thực nghiệm cacbon hóa chất thải rắn đô thị công suất 3-5kg/mẻ

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Vấn đề môi trường đang là vấn đề bức bách không chỉ đối với mỗi người,
    mỗi quốc gia, mà còn trở thành vấn đề toàn cầu. Một trong những vấn đề môi
    trường được quan tâm nhiều đó là vấn đề rác thải sinh hoạt.
    Mỗi năm cả nước thải trên 15 triệu tấn rác, nhưng mới chỉ thu gom được
    45% - 50%. Điều kiện chủ yếu để đảm bảo tốt trạng thái vệ sinh ở khu dân cư đô
    thị là phải có kế hoạch làm sạch và quét dọn thường xuyên các loại chất thải ở
    các khu nhà ở. Đó là chất thải sinh hoạt, thức ăn dư thừa, các loại rác thải đường
    phố Các loại chất thải này sẽ gây ô nhiễm, nhiễm khuẩn đối với môi trường
    xung quanh. Rác thải được thu gom chủ yếu đổ vào các bãi tạm bợ, đại khái mà
    không được xử lý, hoặc chôn lấp theo quy hoạch và hợp vệ sinh vẫn gây ảnh
    hưởng đến môi trường sống, nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm, tốn diện tích
    Khối lượng chất thải rắn trong đô thị ngày càng tăng do tác động của sự
    gia tăng dân số, phát triển kinh tế xã hội và sự phát triển về trình độ và tính chất
    tiêu dùng trong các đô thị. Lượng chất thải rắn nếu không được xử lý tốt sẽ dẫn
    đến hàng loạt vấn đề tiêu cực đối với môi trường.
    Có rất nhiều phương pháp xử lý rác thải đô thị đã được đề xuất và áp dụng
    trong đó có phương pháp thiêu đốt. Phương pháp thiêu đốt xử lý được nhiều loại
    chất thải (đặc biệt là các chất thải rắn khó phân huỷ như plastic,da ), tiết kiệm
    được diện tích cho các bãi chôn lấp. Tuy nhiên phương pháp thiêu đốt trước đây
    gây tác động xấu đến môi trường không khí, hoặc chi phí cho việc xử lý khí
    thiêu đốt rất tốn kém. Mặt khác, hiện nay nguồn nguyên liệu hoá thạch đang dần
    bị cạn kiệt, đòi hỏi chúng ta phải tìm ra những nguồn nguyên liệu mới. Một
    phương pháp xử lý chất thải rắn mới, được đề xuất đó là phân loại và đốt các
    chất thải rắn cháy được trong điều kiện thiếu ôxy hoặc không có ôxy hoàn toàn.
    Phương pháp này tiết kiệm được nhiên liệu dùng cho quá trình đốt, không tạo ra
    khí thải độc hại gây ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo ra một nguồn nguyên
    liệu mới đó là than sạch (than hoạt tính), phục vụ cho các nhiều lĩnh vực khác
    trong cuộc sống như: nghiên cứu khoa học, hay xử lý các loại nước thải
    Trong quá trình làm nghiên cứu khoa học, nhóm sinh viên (khoa Công
    nghệ sinh học và môi trường - Trường đại học Phương Đông) đã tiến hành thực
    nghiệm tại Viện Công nghệ môi trường, với quy mô nhỏ 10-50 g chất thải với
    các thành phần chất thải đô thị khác nhau như vải, gỗ, giấy ở các nhiệt độ,
    thời gian khác nhau, đã có một số kết quả nhất định về khả năng thu được sản
    phẩm và giá trị của sản phẩm. Chính vì vậy muốn phát triển nghiên cứu ở mức
    độ cao hơn, quy mô lớn hơn để có thể tiến dần đến việc triển khai ứng dụng.
    Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Tính
    toán, thiết kế mô hình thực nghiệm cacbon hóa chất thải rắn đô thị công suất
    3-5kg/mẻ
    Trong nghiên cứu này, tôi đã cố gắng tìm hiểu tài liệu, thu thập thông
    tin, để hoàn thành báo cáo. Song, không thể tránh khỏi những thiếu sót trong
    quá trình nghiên cứu, rất mong nhận sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô, cùng
    các bạn để báo cáo được hoàn thiện hơn. Sau đây là những nội dung chính mà
    tác giả trình bày trong báo cáo:
    Chương I: Tổng quan công nghệ cacbon hoá
    Chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
    Chương III: Tính toán và thiết kế các thông số cơ bản của lò đốt
    Chương IV: Kết luận và kiến nghị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...