Đồ Án Tính toán thiết kế máy khoan cọc nhồi dựa theo máy kh125-3 của hãng Hitachi

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp đại học:

    Tên Đề tài: Tính toán thiết kế máy khoan cọc nhồi dựa theo máy kh125-3 của hãng Hitachi

    (Đầy đủ chi tiết: thuyết minh và bản vẽ thiết kế (.dwg))

    Lời mở đầu

    Đất nước ta hiện nay đang trong quá trình xây dựng và đổi mới với mục đích đến năm 2020 nước ta sẽ trở thành một đất nước công nghiệp. Trong các nhiệm vụ chiến lược của Đảng và Nhà Nước ta, xây dựng cơ sở hạ tầng là nhiệm vụ nòng cốt và được ưu tiên hàng đầu.

    Hiện nay trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng có rất nhiều công trình Xây dựng dân dụng và công trình Giao thông vận tải quan trọng. Chúng ngày càng được mở rộng về quy mô và số lượng. Do đó đòi hỏi các thiết bị máy móc xây dựng ngày càng nhiều và hiện đại để đáp ứng được sự phát triển của xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các máy và thiết bị phục vụ cho công tác gia cố nền móng công trình. Gia cố nền móng công trình là công tác rất quan trọng và không thể thiếu trong bất kỳ công trình xây dựng nào. Đây là yếu tố quyết định đến chất lượng và tuổi thọ của công trình. Để gia cố nền móng cho các công trình trọng điểm quốc gia như các cây cầu lớn, các khu trung cư cao tầng ở các thành phố có rất nhiều phương pháp như ép cọc bê tông, cọc khoan nhồi, cọc cát, cọc bấc thấm tuy vậy, các năm gần đây công nghệ tạo cọc khoan nhồi đường kính lớn là phương pháp được sử dụng rộng rãi và hiệu quả ở Việt Nam. Phương pháp này không những đảm bảo về tính kỹ thuật của công trình mà nó còn cho hiệu quả kinh tế cao, thời gian thi công ngắn. Việc thiết kế và đầu tư máy khoan cọc nhồi sao cho hợp lý là vấn đề khá khó khăn hiện nay. Để phần nào giải quyết được vấn đề này, chúng em đã thực hiện đồ án tốt nghiệp:

    “ Thiết kế bộ công tác máy khoan cọc nhồi dựa theo mẫu máy KH125 – 3 ”.

    Nhiệm vụ cụ thể như sau:

    Nhiệm vụ I:

    1. Giới thiệu về máy KH125 – 3

    2. ưu nhơược điểm của máy và xu hươớng chế tạo từng phần bộ công tác máy

    3. Xác định các trạng thái làm việc và trạng thái tính toán của máy.

    4. Thiết kế gầu xoay và chốt.

    5. Quy trình chế tạo gầu xoay có đường kính D = 1500 mm

    6. Thiết kế bộ khớp xoay

    7. Thiết kế bộ truyền động thuỷ lực mâm xoay.

    Nhiệm vụ II:

    1.Giới thiệu công nghệ tạo cọc khoan nhồi

    2. Thiết kế bộ thanh kelly và lò xo giảm chấn

    3. Quy trình chế tạo bộ thnah kelly

    4. Thiết kế kết cấu thép của giá khoan

    5. Thiết kế bộ truyền cơ khí dẫn động cho mâm xoay

    6. Quy trình lắp dựng và vận hành máy

    Dưới sự chỉ dẫn tận tình của PGS – TS. ______________và các thầy giáo trong bộ môn Máy xây dựng và xếp dỡ, cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành nội dung đồ án với thời gian ngắn nhất.


    Chương I

    công nghệ tạo cọc khoan nhồi

    I. Giới thiệu công nghệ tạo cọc khoan nhồi

    1. Tổng quan về nền móng tại việt nam:

    Nước ta có hai vùng đồng bằng rộng lớn quan trọng nhất là vùng đồng bằng Sông Cửu Long và vùng đồng bằng Sông Hồng. Cả hai vùng đồng bằng này đều có nguồn gốc cơ bản là bồi tụ, thi thoảng mới có đồi núi trọc bị bào mòn từ nguồn gốc lục địa già. Do vậy cơ bản hai vùng đồng bằng này có nền yếu.

    Các vùng đồng bằng là nơi có nhiều công trình nhân tạo tập trung sầm uất, đây là các công trình lớn, có tầm quan trọng quốc gia. Hầu hết các công trình nhân tạo đều truyền tải trọng bản thân và hoạt tải qua nền móng xuống đất.

    Khu vực thành phố hà nội là vùng đất nằm ở Đông bắc bắc bộ, trung tâm của đồng bằng Sông Hồng. Địa chất ở đây có nguồn gốc cơ bản là bồi tụ bởi dòng Sông Hồng. Trung tâm thành phố Hà Nội là vùng tập trung rất đông đúc dân cư, ở đây tập trung rất nhiều các công trình trọng điểm và có quy mô lớn của quốc gia. Hầu hết các công trình xây dựng này đều truyền tải trọng bản thân và và hoạt tải qua nền móng xuống nền đất và giá trị của tải trọng này ngày càng có giá trị lớn. Mặt khác do nền đất của khu vực này là nền đất tự nhiên nên nó không thể thoả mãn được các điều kiện chịu lực của công trình xây dựng trên nó theo các thông số đánh giá như tính kháng nén, tính kháng cắt . ứng với các điều kiện địa chất, thuỷ văn biến động khác nhau. Do đó việc gia cố nền móng cho các công trình lớn là rất cần thiết và nó đóng vai trò rất quan trọng, quyết định chất lượng và tuổi thọ của công trình. Chi phí cho việc gia cố nền móng trong giá thành công trình chiếm một tỉ lệ đáng kể, thấp nhất cũng là 15 30%, có khi lên đến 40 50% giá thành công trình.

    Tầng đất yếu cần gia cố này phổ biến có độ dày từ 2 đến 40 m, cá biệt tới 200 m với thành phần chủ đạo là á cát, á sét lẫn trầm tích hữu cơ gần như bão hoà nước. Theo tài liệu khoan thăm dò thì địa chất tiêu biểu của vùng thủ đô Hà Nội có thể mô tả theo bảng sau:

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...