Luận Văn Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 2500m3/ngày đêm khu công nghiệp Tân

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 4
    1.1. GIỚI THIỆU 4
    1.1.1. Hiện trạng môi trường ở các khu công nghiệp nước ta 4
    1.1.2. Mục đích của đồ án 4
    1.1.3. Nhiệm vụ của đồ án 4
    1.2. TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP 5
    1.3. THÀNH PHẦN NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP 5
    CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP TÂN ĐÔNG HIỆP B 8
    2.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 8
    2.1.1. Giới thiệu sơ lược về KCN Tân Đông Hiệp B 8
    2.1.2. Các ngành nghề thu hút đầu tư vào KCN 8
    2.1.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng KCN Tân Đông Hiệp B 9
    2.1.4. Hiện trạng hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN Tân Đông Hiệp B 11
    2.1.5. Hiện trạng thu hút đầu tư vào KCN Tân Đông Hiệp B 11
    2.1.6. Hiện trạng nhu cầu sử dụng nước 14
    2.1.7. Hiện trạng nhu cầu sử dụng điện 17
    2.2. CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM 17
    2.2.1. Nguồn gay ô nhiễm không khí, tiếng ồn 17
    2.2.2. Ô nhiễm do nước thải 24
    2.2.3. Ô nhiễm do chất thải rắn 30
    2.3. CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ THỰC HIỆN 35
    2.3.1. Khống chế ô nhiễm không khí 36
    2.3.2. Khống chế ô nhiễm nước 36
    2.3.3. Khống chế ô nhiễm đo chất thải rắn 45
    CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ CHO GIAI ĐOẠN 2 46
    3.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI 46
    3.1.1. Phương pháp cơ học 46
    3.1.2. Phương pháp hòa lý 48
    3.1.3. Phương pháp hóa học 54
    3.1.4. Phương pháp sinh học 56
    3.2. CƠ SỞ LỤA CHỌN LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ 63
    3.2.1. Phương án 1 65
    3.2.2. Phương án 2 66
    CHƯƠNG IV: LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ 68
    4.1. CƠ SỞ LỰA CHỌN 68
    4.2. THUYẾT MINH QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ 69
    CHƯƠNGV: TÍNH TOÁN CHI TIẾT CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI 71
    5.1. SONG CHẮN RÁC 71
    5.1.1. Nhiệm vụ 71
    5.1.2. Tính toán 71
    5.2. HẦM TIẾP NHẬN 71
    5.2.1. Nhiệm vụ 71
    5.2.2. Tính toán 71
    5.3. BỂ ĐIỀU HÒA 71
    5.3.1. Nhiệm vụ 71
    5.3.2. Tính toán 71
    5.4. BỂ TRỘN VÀ BỂ TẠO BÔNG 71
    5.4.1. Nhiệm vụ 71
    5.4.2. Tính toán 72
    5.5. BỂ LẮNG I 76
    5.5.1. Nhiệm vụ 77
    5.5.2. Tính toán 77
    5.6. BỂ AEROTEN 80
    5.6.1. Nhiệm vụ 80
    5.6.2. Tính toán 81
    5.7. BỂ LẮNG II 87
    5.7.1. Nhiệm vụ 87
    5.7.2. Tính toán 87
    5.8. BỂ KHỬ TRÙNG 89
    5.8.1. Nhiệm vụ 89
    5.8.2. Tính toán 89
    5.9. BỂ NÉN BÙN 90
    5.9.1. Nhiệm vụ 90
    5.9.2. Tính toán 91
    5.10. BỂ CHỨA BÙN 92
    5.10.1. Nhiệm vụ 93
    5.10.2. Tính toán 93
    5.11. MÁY ÉP BÙN DÂY ĐAI 93
    5.11.1. Nhiệm vụ 93
    5.11.2. Tính toán 94
    5.12. Tính toán hóa chất. 96
    5.13. Tính toán đường ống dẫn nước và bùn 98
    5.13.3. Tính đường ống dẫn nước vào bể lắng II 99
    5.13.4. Đường kính ống dẫn bùn tuần hoàn vào bể aeroten 99
    5.13.5. Đường kính ống dẫn bùn dư từ bể lắng II sang bể nén bùn 100
    CHƯƠNG VI: TÍNH TOÁN CHI PHÍ 102
    6.1. CHI PHÍ XÂY DỰNG 102
    6.2. CHI PHÍ VẬN HÀNH 104
    6.3. CHI PHÍ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 105
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106
    v KẾT LUẬN: 106
    v KIẾN NGHỊ: 106
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 107


    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

    1.1. GIỚI THIỆU
    1.1.1. Hiện trạng môi trường ở các khu công nghiệp nước ta
    Đặc điểm của sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở nước ta hiện nay là có qui mô vừa và nhỏ, kỹ thuật và công nghệ lạc hậu, không thích ứng với bộ mặt kinh tế xã hội của một nước đang phát triển. Các ngành công nghiệp, các khu vực sản xuất được hình thành theo cụm ở ngay các khu dân cư. Các ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng như nguyên vật liệu sản xuất khá đa dạng. Công nghệ sản xuất, sự đa dạng này quyết định đặc tính và lưu lượng nước thải cũng như khí thải công nghiệp.
    Chương trình nghiên cứu điều tra về ô nhiễm công nghiệp đợt 1 do CEFINEA và ENCO hợp tác thực hiện với 100 nhà máy cho thấy: có 43 nhà máy xí nghiệp gây ô nhiễm nước, khí hoặc cả khí lẫn nước thải đều vượt quá tiêu chuẩn nhiều lần và đã đưa vào sách đen cần đầu tư nghiên cứu xử lý.
    Đa số các xí nghiệp công nghiệp đều chưa có hệ thông xử lý nước thải cục bộ, tất cả các loại nước thải thường được xả trực tiếp vào hệ thống công thành phố hoặc vào các kênh rạch. Tuy lưu lượng nước thải công nghiệp nhỏ hơn lưu lượng nước thải sinh hoạt nhưng nồng độ các chất ô nhiễm lớn hơn và có độc tính cao. Vì vậy việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải cục bộ cũng như xây dựng hệ thống xử lý chất thải tập trung là hết sức thiết yếu.
    1.1.2. Mục đích của đồ án
    Lựa chọn phương án, tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu công nghiệp, công suất 2500 m3/ngày đêm nhằm đảm bảo nước thải đầu ra (được thải ra kênh rạch) đạt tiêu chuẩn cho phép (Tiêu chuẩn loại A – TCVN 5945 : 2005).
    1.1.3. Nhiệm vụ của đồ án
    Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải giai đoạn 2 của khu công nghiệp.
    Tính toán thiết kế các công trình xử lý bùn thải (phát sinh từ quá trình xử lý nươc thải).
    Tính toán chi phí xây dựng, vận hành.
    Bảng vẽ sơ đồ công nghệ, mặt bằng trạm xử lý và bảng vẽ chi tiết công trình bể nén bùn.
    1.2. TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP
    Khu công nghiệp với qui mô 362,76 ha có khả năng tiếp nhận khoảng 100 xí nghiệp công nghiệp thuộc các loại hình như: chế biến thực phẩm, sản xuất giấy, các linh kiện điện tử, may mặc, hóa mỹ phẩm, .
    1.3. THÀNH PHẦN NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP
    Bao gồm nước mưa, nước chảy tràn, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất.
    ² Nước thải qui ước sạch
    Nước mưa thu gom trên toàn bộ diện tích khu công nghiệp, nước thải từ hệ thống máy điều hòa nhiệt độ, nước làm sạch cho các máy lạnh, nước thải từ hệ thống giải nhiệt, làm nguội.
    Các loại nước thải này có thể xả thẳng vào hệ thống mương hở thoát nước mưa, đưa vào nguồn tiếp nhận sau khi đã làm nguội, tách cặn. Cần tận dụng triệt để tuần hoàn nước công nghệ để giảm tiêu hao tài nguyên nước.
    ² Nước mưa chảy tràn
    Nước mưa chảy tràn có thể cuốn theo các mảnh vụn, dầu mỡ, đất rác. Thành phần nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào tình trạng vệ sinh khu công nghiệp và thành phần này được tách riêng theo hệ thống tuyến nước mưa của khu công nghiệp, chảy thẳng ra kênh rạch.
    ² Nước thải sản xuất
    Là nguồn nước thải gây ô nhiễm lớn nhất trong khu công nghiệp. Vì ở đây tập trung nhiều ngành nghề khác nhau nên có nhiều loại nước thải công nghiệp khác nhau tạo ra sự tác động cộng hưởng và đặc biệt khó xử lý nếu từng nhà máy không có hệ thống xử lý sơ bộ trước khi thải ra hệ thống xử lý tập trung.
    Thành phần, tính chất nước thải của các ngành sản xuất
    Nhóm ngành chế biến
    – Đông lạnh hải sản
    – Thức ăn gia súc
    – Bia, nước giải khát
    – Chế biến rau quả
    – Sản phẩm thịt gia súc, gia cầm
    – Chế biến nông hải sản
    Đặc điểm: hàm lượng chất hữu cơ cao, nước có màu, bốc mùi khó chịu do quá trình phân hủy chất hữu cơ trong môi trường.
    Nhóm ngành tiêu dùng
    – Thuộc da
    – Dệt nhuộm
    – Sản xuất giấy
    – Chế biến gỗ
    Nước thải ngành thuộc da có mùi hôi thối, đen, chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, protein, hóa chất độc hại nguy hiểm như: cromat, tarin, muối.
    Nước thải ngành giấy: lưu lượng lớn, nồng độ chất hữu cơ cao, khó phân hủy, chứa nhiều chất rắn lơ lửng, chứa nhiều xenlulô, pH cao, có màu đen do lignin.
    Nước thải dệt nhuộm: thành phần hầu như không ổn định, thay đổi theo công nghệ và mặt hàng, chứa hàng trăm loại hóa chất khác nhau, các loại phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất điện ly, chất tạo môi trường, tinh bột.
    Nhóm mặt hàng điện tử, cơ khí chính xác
    Ô nhiễm nguồn nước tương đối nhỏ, lưu lượng nhỏ, nước được sử dụng chủ yếu cho các qui trình công nghệ
    – Nước làm mát máy móc thiết bị
    – Nước cho nồi hơi
    – Nước cho nồi hơi
    – Nước rửa máy móc thiết bị, nguyên liệu sản phẩm
    – Nước vệ sinh nhà xưởng
    – Nước sinh hoạt của công nhân
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...