Đồ Án Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy dệt nhuộm lý minh công suất 300 (m3/ngày đêm)

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    1.2 TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI. 2
    1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI. 3
    1.4 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI. 3
    1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM VÀ KHẢ NĂNG GÂY Ô NHIỂM CỦA NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM . 4
    2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ DỆT NHUỘM . 4
    2.2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TỔNG QUÁT CỦA NGÀNH DỆT NHUỘM . 6
    2.2.1 Đặc tính nguyên liệu. 6
    2.2.2. Qui trình công nghệ tổng quát 7
    2.2.3 Công nghệ dệt nhuộm 9
    2.3 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM . 13
    2.3.1 Bản chất của nước thải dệt nhuộm 13
    2.3.2 Đặc tính của nước thải ngành công nghiệp dệt nhuộm Việt Nam 14
    2.4 KHẢ NĂNG GÂY Ô NHIỄM NƯỚC THẢI NGÀNH DỆT NHUỘM . 16
    2.4.1 Các chất độc hại từ nước thải dệt nhuộm 16
    2.4.2 Nồng độ ô nhiễm nước thải ngành dệt nhuộm ở nước ta và trên thế giới. 18
    2.4.3 Khải năng gây ô nhiễm nước thải ngành dệt nhuộm 20
    2.4.4 Các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm nước thải dệt nhuộm 23
    CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỂ CÔNG TY DỆT NHUỘM LÝ MINH 25
    3.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY 25
    3.2 QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY 26
    3.2.1 Các loại nguyên liệu và hóa chất sử dụng. 26
    3.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất 27
    3.3 AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY 33
    3.3.1 Phòng cháy chữa cháy. 33
    3.3.2 An toàn lao động. 33
    3.4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY DỆT NHUỘM LÝ MINH 34
    3.4.1 Nguồn gốc phát sinh và tính chất của nước thải 34
    3.4.2 Khí thải 34
    3.4.3 chất thải rắn. 34
    CHƯƠNG 4: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH DỆT NHUỘM 36
    4.1 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP. 36
    4.1.1 Phương pháp cơ học (phương pháp vật lý) 36
    4.1.2 – Phương pháp hóa lý. 38
    4.1.4 – Phương pháp sinh học. 44
    4.1.5 – Phương pháp xử lý cặn. 44
    4.1.6 – Phương pháp khử trùng. 44
    4.2 – TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM . 45
    4.2.1 – Điều hòa lưu lượng và nhiệt độ: 45
    4.2.2 Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học. 46
    4.2.3 – Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý. 46
    4.2.4 – Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học. 47
    4.2.5 – Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. 48
    4.2.5 – Phương pháp xử lý cặn. 48
    4.3 Một số sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm được áp dụng hiện nay. 49
    Qui trình xử lý nước thải dệt nhuộm Thế Hòa. 52
    Công ty TNHH Hoằng Việt 54
    CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG TY DỆT NHUỘM LÝ MINH 55
    5.1 – THÀNH PHẦN TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI. 55
    5.2 – PHÂN TÍCH ĐỀ XUẤT DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ 55
    5.2.1 Phương án I. 56
    5.2.2 Phương án II. 58
    CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ VÀ TÍNH TOÁN KINH TẾ 60
    6.1 – TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ. 60
    6.1.1 Song chắn rác. 60
    6.1.2 Hố thu gom 62
    6.1.3 Bể điều hòa. 63
    6.1.4 Bể Aerotank (bể sinh học hiếu khí) 65
    6.1.5 Bể lắng đợt I. 71
    6.1.6 Bể keo tụ tạo bông. 74
    6.1.7 Bể lắng đợt II: 78
    6.1.8 Bể tiếp xúc (có khử trùng bằng clo) 81
    6.1.9 Sân phơi bùn. 81
    6.2 - TÍNH TOÁN HÓA CHẤT. 88
    6.2.1 – Bể chứa dung dịch acid H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] và bơm châm H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] 88
    6.2.2 Lượng Polymer cần sử dụng cho quá trình keo tụ - tạo bông. 88
    6.2.3 Lượng phèn cần sử dụng cho quá trình keo tụ - tạo bông. 88
    6.2.4 Lượng clo cần sử dụng. 90
    6.2.5 Lượng chất dinh dưỡng bổ sung vào nước thải 91
    6.3 - TÍNH TOÁN KINH TẾ 91
    6.3.1 TÍNH TOÁN KINH TẾ CHO PHƯƠNG ÁN I. 91
    6.3.2 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CHO PHƯƠNG ÁN II. 94
    6.3.3 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN 96
    CHƯƠNG 7 : TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH 97
    7.1 GIAI ĐOẠN KHỞI ĐỘNG 97
    7.2 VẬN HÀNH HẰNG NGÀY 98
    7.3 NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC SỰ CỐ TRONG VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ 99
    7.4 TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ KỸ THUẬT AN TOÀN 101
    7.4.1. Tổ chức quản lý. 101
    7.4.2 Kỹ thuật an toàn. 102
    7.4.3 Bảo trì 102
    CHƯƠNG 8: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 1
    8.1 KẾT LUẬN 1
    8.2 KIẾN NGHỊ. 1




    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nền công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của Việt Nam đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển và bị ảnh hưởng bởi các nền kinh tế cũng như khoa học trên thế giới, đặc biệt từ Châu Âu đến Châu Mỹ. Nền sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của đất nước về cả công nghệ và thiết bị thể hiện rất rõ nét ảnh hưởng này và mang đặc điểm của một nền sản xuất của nước đang phát triển. Đó là công nghệ và thiết bị không đồng nhất từ nhiều nước khác nhau. Công nghệ tiêu tốn rất nhiều năng lượng và nguyên liệu, thải ra rất nhiều chất phế thải như nước thải, tiếng ồn, chất thải rắn. Sự phân bố của các cơ sở sản xuất không được quy hoạch, rất nhiều điều bất hợp lý, đặc biệt là các nhà máy nằm xen kẽ trong các khu dân cư do sự phát triển của công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tự do theo yêu cầu của thị trường.
    Với đặc trưng của sự phát triển như vậy nên mâu thuẩn giữa nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và yêu cầu bảo vệ môi trường ngày càng phát triển sâu sắc. Cùng với sự phát triển kinh tế nói chung và của sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp nói riêng, đặc biệt là sự phát triển sản xuất ở khu vực của các thành phố và các khu công nghiệp lớn, lượng chất xả thải và môi trường ngày càng tăng cả về số lượng và thành phần. Điều này đặc biệt nghiêm trọng khi mà thực tế hầu như tất cả các cơ sở sản xuất đều không có hệ thống xử lý, các chất xả thải khi xả vào môi trường.
    Để phục vụ phát triển bền vững và góp phần bảo vệ môi trường, xử lý các chất thải trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
    Nghành công nghiệp dệt nhộm là một trong các ngành công nghiệp có bề dày truyền thống ở nước ta những năm qua.
    Trong thời gian mở cửa của đất nước ta hiện nay, ngành này cũng chiếm một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước và giải quyết công ăn việc làm cho khá nhiều lao động. Tuy vậy nghành dệt nhuộm đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường khá mạnh mà tiêu biểu là nước thải từ công đoạn nhuộm vải.
    Do đó việc tiến hành dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho công ty TNHH dệt nhuộm LÝ MINH là cần phải có để một phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, bảo vệ sức khỏe cho cán bộ công nhân trong nhà máy và trong khu vực khu công nghiệp VINATEX – Tân Tạo.
    1.2 TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI Hiện nay chủ trương bảo vệ môi trường của chính phủ căn cứ nghị định số 175/CP, ngày 18/10/1994 của Thủ Tướng Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ môi trường, nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên toàn lãnh thổ thì việc xây dựng trạm xử lý nước thải là vấn đề cấp thiết là tuân thủ luật lệ của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    Thêm vào đó, nằm trong khu công nghiệp VINATEX – Tân Tạo, phù hợp với mục đích sản xuất đảm bảo sản xuất có hiệu quả, vừa bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động đến môi trường khu vực như các tác động môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất và sức khỏe của toàn bộ công nhân trong công tác.
    Hơn nữa, trong quá trình hoạt động của công ty LÝ MINH thì vấn đề gây tác động đến môi trường xung quanh chủ yếu là do nước thải sinh ra từ công đoạn nhuộm vải. Lượng nước khá lớn khoảng 300m[SUP]3[/SUP]/ngày.
    Do đó nếu không xử lý triệt để thì về lâu dài lượng nước thải này sẽ tích tụ, gây ô nhiễm các cống rãnh, kênh rạch xung quanh khu công nghiệp từ các vấn đề ô nhiễm đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của dân cư xung quanh khu công nghiệp.
    Nước thải ra môi trường phải đảm bảo được chất lượng nước đạt tiêu chuẩn loại B của TCVN 5945 – 1995 hoặc tương đương.
    Đó là lý do quan trọng để hình thành đề tài này.
    1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI Khảo sát hiện trạng ô nhiễm môi trường nước của xí nghiệp: nguồn gây ô nhiễm của công nghệ sản xuất, tính chất của nước thải tổng hợp.
    Lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu nước thải tại công ty (COD, BOD, SS, Ph, tổng N, SO­­[SUP] – [/SUP][SUB]4[/SUB]) , xác định các chỉ tiêu cần xử lý.
    Thiết kế và tính toán trạm xử lý nước thải.
    1.4 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

    Địa điểm thực hiện: Công ty TNHH dệt nhuộm LÝ MINH
    Địa điểm của công ty: B410 – B411 – B412, đường 319B, Khu Công Nghiệp VINATEX – Tân Tạo, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
    Thời gian thực hiện: 19/4 – 12/7
    Tính toán và thiết kế các công trình đơn vị trong trạm xử lý nước thải
    1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu về nước thải
    Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu với tiêu chuẩn cho phép, từ đó có thể xác định các chỉ tiêu cần xử lý.
    Phương pháp phân tích tổng hợp: Thu thập kiến thức từ tài tài liệu sau đó quyết định phương án xử lý triệt để có hiệu quả.
    Phương pháp chuyên gia: Tham khảo thu thập ý kiến chuyên gia thầy cô.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...