Đồ Án Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho DNTN chế biến tinh bột khoai mì Phan Hữu Đức - Tây N

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Bống Hà, 2/6/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1
    MỞ ĐẦU

    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

    Việt Nam đang trên con đường hội nhập nền kinh tế thế giới, nên đòi hỏi phải nổ lực rất nhiều để phát triển kinh tế, xã hội và vấn đề bảo vệ môi trường. Ngoài phát triển các ngành công nghiệp khác thì ngành chế biến lương thực thực phẩm đóng vai trò quang trọng thị trường trong nước và xuất khẩu.
    Tây Ninh là tỉnh nằm phía Tây Nam của tổ quốc, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thế mạnh của tỉnh là phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm trong đó có ngành chế biến tinh bột khoai mì vừa góp phần phát triển nền kinh tế của tỉnh vừa giải quyết việc làm cho người dân địa phương. Tuy nhiên bên cạnh đó thì ngành chế biến tinh bột khoai mì cũng gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng nếu không quản lý nguồn thải một cách chặt chẽ.
    Do đặc tính của nước thải tinh bột khoai mì vừa mang tính axít cao, pH thấp, nồng độ ô nhiễm hữu cơ và cyanua cao Cần xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép xả thải trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
    Vì vậy việc nghiên cứu và thiết kế ra công nghệ xử lý nước thải tinh bột khoai mì vừa mang tính hiệu quả xử lý cao vừa mang tính kinh tế, không chỉ áp dụng riêng ở Tây Ninh mà còn có thể nhân rộng mô hình trong cả nước là yêu cầu cấp thiết hiện nay.


    1.2 TÍNH CẤP THIẾT
    Nước thải chế biến tinh bột khoai mì cực kỳ ô nhiễm môi trường vì mang đặc tính axít cao, pH thấp, ô nhiễm hữu cơ : COD, BOD5 và CN- cao, việc thiết kế ra hệ thống xử lý nước thải cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột khoai mì đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải vào nguồn tiếp nhận là yêu cấp thiết nhất hiện nay.
    1.3 NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN
    Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho DNTN chế biến tinh bột khoai mì Phan Hữu Đức, Ấp Suối Dộp, xã Thái Bình, huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh với công suất 300 m3/ngày. Yêu cầu đạt tiêu chuẩn loại A theo TCVN 5945 – 2005.
    1.4 NỘI DUNG ĐỒ ÁN
    Tìm hiểu quy trình chế biến tinh bột khoai mì của DNTN Phan Hữu Đức từ đó đề xuất ra công nghệ xử lý nước thải hợp lý và tính toán các công trình đơn vị. Với công suất 300 m3/ ngày thì Doanh nghiệp đã thải ra nguồn nước thải có đặc tính axít cao, pH thấp (4,2 – 4,8), ngoài ra ô nhiễm hữu cơ rất cao BOD5 (5000 – 10500 mg/l), COD (6000 – 15520 mg/l), SS (300 – 1571,5 mg/l) và CN (2 – 6 mg/l) nhưng có khả năng dễ phân huỷ sinh học. Với nguồn nước thải này cần phải được xử lý trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận để không ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng địa phương, tuân thủ pháp luật và tạo nếp sống thân thiện môi trường.
    Với chi phí xử lý cho 1m3 nước thải là 3.191 (đồng/ ngày) và đảm bảo về mặt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường (loại A theo TCVN 5945 – 2005) mà doanh nghiệp có thể áp dụng.
    Luận văn tốt nghiệp : Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho DNTN
    chế biến tinh bột khoaimì Phan Hữu Đức - Tây Ninh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...