Luận Văn Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước ngầm khu công nghiệp Lê Minh Xuân, công suất 24000 m3/ngày đê

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 2
    1.1 Đặt vấn đề 3
    1.2 Mục tiêu 3
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    1.4 Nội dung nghiên cứu .4
    1.5 Phương pháp thực hiện . .4
    1.6 Y nghĩa khoa học và thực tiễn . .5
    CHƯƠNG II: TỔNG QUAN
    2.1 GIỚI THIỆU KHU CÔNG NGHIỆP LÊ MINH XUÂN 6
    2.1.1 Cơ sở pháp lý về hoạt động của Khu Công Nghiệp Lê Minh Xuân 6
    2.1.2 Vị trí địa lý của Khu Công Nghiệp Lê Minh Xuân 6
    2.1.3 Điều kiện tự nhiên 7
    2.1.4 Hạ tầng kỹ thuật 8
    2.2 LỰA CHỌN NGUỒN NƯỚC 10
    2.2.1 Nguồn nước cấp 10
    2.2.2 Thành phần và chất lượng nước mặt .11
    2.2.3 Thành phần và chất lượng nước ngầm .11
    2.3 CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG NƯỚC .12
    2.3.1 Chỉ tiêu vật lý 12
    2.3.2 Chỉ tiêu hóa hoc 13
    2.3.3 Chỉ tiêu vi sinh 16
    2.4 TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ 17
    2.4.1 Quá trình khử sắt 17
    2.4.2 Quá trình khử hấp phụ 17
    2.4.3 Quá trình lắng 18
    2.4.4 Quá trình lọc 19
    2.4.5 Quá trình keo tụ tạo bông 20
    2.4.5 Quá trình khử trùng 21
    2.5 MỘT SỐ CÔNG NGHỆ ỨNG DỤNG XỬ LÝ NƯỚC NGẦM Ở TPHCM 22
    2.5.1 Công nghệ xử lý nhà máy nước ngầm Hoc Môn 23
    2.5.2 Công nghệ xử lý nước ngầm KCN Tân Tạo 23
    2.6 ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝNƯỚC CẤP CHO KCN LMX 24
    2.6.1 Các thông số thiết kế 24
    2.6.2 Đề xuất các phương án xử lý 26
    2.6.3 Thuyết minh sơ đồ công nghệ 28
    CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ 30
    3.1 CÔNG XUẤT TRẠM XỬ LÝ 30
    3.1.1 Nhu cầu dùng nước 30
    3.1.2 tiêu chuẩn dùng nước khu công nghiệp 30
    3.1.3 Nước dùng trong an uống và sihn hoạt 30
    3.1.4 Nước dùng cho công nghiệp 30
    3.1.5 Nước dùng cho tưới cây và rửa đường 31
    3.1.6 Nước dùng cho chữa cháy 31
    3.1.7 Lượng nước thát thoát 31
    3.1.8 Công xuất trạm 32
    3.2 TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ 33
    3.2.1 Tính toán thùng quạt gió 33
    3.2.2 Tính toán bể lắng tiếp xúc 41
    3.2.3 Tính toán bể lọc nhan hai lớp 49
    3.2.4 Tính toán clo khử trùng 61
    3.2.5 Tính toán bể chứa 62
    3.2.6 Tính toán bể tuần hoàn, bể thu cặn 62
    3.2.7 Tính toán sân phơi bùn 63
    CHƯƠNG IV: KHÁI TOÁN GIÁ THÀNH XỬ LÝ NƯỚC 69
    4.1 CÔNG XUẤT TRẠM XỬ LÝ 69
    4.1.1 Chí phí phần xây dựng 70
    4.1.2 Chi phí phần thiết bị 71
    CHƯƠNG V: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 73
    5.1 Kết luận 73
    5.2 Kiến nghị 74
    CHƯƠNG VI: BẢN VẼ

    CHƯƠNG 1
    MỞ ĐẦU
    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
    Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong thời gian qua luôn là một trong những thành phố có tốc độ phát triển kinh tế cao, thu hút vốn đầu tư trong ngoài nước ngày càng tăng trong quá trình đó.
    Sự ra đời của khu công nghiệp Lê Minh Xuân nằm ở vị trí phí tây nam của cửa ngõ thành phố Hồ Chí Minh nhằm di dời các nhà máy trong nội thành tập trung ra ngoại thành đã thu hút hàng vạn lao động trực tiếp trong các nhà máy và tạo thêm công ăn việc làm cho rất nhiều lao động trên công trường xây dựng và lao động gián tiếp cho các dịch vụ khác, đồng thời cũng là nơi thu hút các nhà đầu tư áp dụng các công nghệ sạch và giảm tối đa các tác động gây ô nhiễm môi trường cho người dân và môi trường xung quanh.
    Với diện tích khoảng 100ha tính đến năm 2004 khu công nghiệp Lê Minh Xuân đã có 195 nhà đầu tư ( năm 2001 là 123 )từ đó đến nay số lượng các nhà đầu tư trong và ngoài nước tăng lên mỗi năm và phát triển với nhiều ngành nghề khác nhau, vì vậy Khu công nghiệp Lê Minh Xuân dự kiến sẽ mở rộng thêm 274,59ha về phía tây thành phố Hồ Chí Minh thuộc Xã Tân Nhựt và Xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh nâng tổng diện tích cả khu công nghiệp lên gần 400ha.
    Do đó việc lập dự án mở rộng về cơ sở vật chất cũng như hạ tầng kỹ thuật cho khu công nghiệp để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư cũng như nhu cầu phát triển của xã hội là một vấn đề cấp thiết.
    Trong số các hạng mục cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, vấn đề đảm bảo nước sạch cà về khối lượng và chất lượng luôn là một trong những yếu tố mà các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu. Từ thực trạng đó, việc đầu tư xây dựng một trạm xử lý nước cấp bổ xung lượng nước thiếu hụt và nhu cầu dùng nước sạch của khu công nghiệp trong tương lai là một vấn đề cấp bách.
    Chính vì lý do đó đề tài “Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước ngầm khu công nghiệp Lê Minh Xuân, công suất 24000 m3/ngày đêm” đã được hình thành & lựa chọn làm đề tài tốt nghiệp trong báo cáo này.
    1.2 MỤC TIÊU
    Tính toán thiết kế trạm xử lý nước ngầm cấp nước cho phần diện tích mở rộng khu công nghiệp Lê Minh Xuân công suất 24000m³/ngày đêm.
    1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
    Công nghệ xử lý nước cấp cho sinh hoạt từ nguồn nước ngầm.
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài giới hạn trong việc tính toán thiết kế trạm xử lý nước cấp cho khu công nghiệp Lê Minh Xuân (phần diện tích mở rộng).
    1.3.3 Thời gian thực hiện
    11/2010 – 03/2011
    1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    Tìm hiểu về hoạt động của khu công nghiệp Lê Minh Xuân (phần mở rộng dự kiến) về cơ sở hạ tầng của khu công nghiệp trong tương lai.
    Xác định đặc tính nước cấp: Lưu lượng, thành phần, tính chất nước cấp.
    Đề xuất dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp phù hợp với mức độ ô nhiễm của nước ngầm đầu vào.
    Tính toán thiết kế các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước cấp.
    Dự toán chi phí xây dựng, thiết bị, hóa chất, chi phí vận hành trạm xử lý nước ngầm.
    1.5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
    - Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các tài liệu về khu công nghiệp, tìm hiểu thành phần, tính chất nước cấp và các số liệu cần thiết khác.
    - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu những công nghệ xử lý nước cấp cho các khu công nghiệp qua các tài liệu chuyên ngành.
    - Phương pháp so sánh: So sánh ưu, nhược điểm của công nghệ xử lý hiện có và đề xuất công nghệ xử lý nước cấp phù hợp.
    - Phương pháp toán: Sử dụng công thức toán học để tính toán các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước cấp, dự toán chi phí xây dựng, vận hành trạm xử lý.
    - Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm AutoCad để mô tả kiến trúc các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước cấp.
    1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
    Xây dựng trạm xử lý nước cấp đạt tiêu chuẩn môi trường giải quyết được vấn đề thiếu nước sạch hiện nay cho khu công nghiệp.
    Khi trạm xử lý hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ là nơi để các doanh nghiệp, sinh viên tham quan, học tập.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...