Đồ Án Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước mặt sông sài gòn – đồng nai cấp cho sinh hoạt công suất 5000m

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Bống Hà, 4/6/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG MỘT : TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NƯỚC MẶT
    Nước mặt bao gồm các nguồn nước ao, đầm, hồ chứa, sông suối. Do kết hợp từ các dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí nên các đặc trưng của nước mặt là:
    - Chứa khí hòa tan đặc biệt là oxy.
    - Chứa nhiều chất lơ lửng, riêng trường hợp nước chứa trong các ao, đầm, hồ do xảy ra quá trình lắng cặn nên chất rắn lơ lửng còn lại trong nước có nồng độ tương đối thấp và chủ yếu ở dạng keo.
    - Có hàm lượng chất hữu cơ cao.
    - Có sự hiện diện của nhiều loại tảo.
    - Chứa nhiều vi sinh vật.
    Chất lượng nước thiên nhiên có thể được phân loại và đánh giá theo các chỉ tiêu sau :
    Chỉ tiêu lý học:
    Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước là một đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi trường và khí hậu. Nhiệt độ có ảnh hưởng không nhỏ đến các quá trình xử lý nước và nhu cầu tiêu thụ. Nước mặt thường có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ môi trường.
    Độ màu: Độ màu thường do các chất bẩn trong nước tạo ra. Các hợp chất sắt, mangan không hòa tan làm nước có màu nâu đỏ, các chất humic gây ra màu vàng. Còn các loại thủy sinh tạo cho nước màu xanh lá cây. Đơn vị đo độ màu thường dùng là theo thang màu platin – coban. Nước có độ màu 150 độ (PtCo). Độ màu biểu kiến trong nước thường do các chất lơ lửng trong nước tạo ra và dễ dàng loại bỏ bằng phương pháp lọc.
    Độ đục: Nước là môi trường truyền ánh sáng tốt, khi trong nước có các vật lạ như các chất huyền phù, các hạt cặn đất cát, các vi sinh vật khả năng truyền ánh sáng bị giảm đi. Nó có độ đục lớn chứng tỏ có nhiều cặn bẩn. Đơn vị đo độ đục thường là mg SiO2/l, NTU, FTU. Trong đó đơn vị NTU và FTU là tương đương nhau. Nước mặt có độ đục 41,4 NTU. Nước dùng để ăn uống thường có độ đục không vượt quá 5 NTU.
    Hàm lượng chất lơ lửng cũng là đại lượng tương quan đến độ đục của nước.
    Mùi vị: Mùi trong nước thường do các hợp chất hóa học, chủ yếu là các hợp chất hữu cơ hay các sản phẩm từ quá trình phân hủy vật chất gây nên. Nước thiên nhiên có thể có mùi đất, mùi tanh, mùi thối. Nước sau khi khử trùng với các hợp chất clo có thể bị nhiễm mùi clo hay clophenol
    Tùy theo thành phần và hàm lượng các muối khoáng hòa tan nước có thể có các vị mặn, ngọt, chát, đắng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...