Đồ Án Tính toán thiết kế chế tạo gối đỡ

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦUCông nghệ chế tạo máy là một ngành then chốt, nó đóng vai trò quyết dịnh trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nhiệm vụ của công nghệ chế tạo máy là chế tạo ra các sản phẩm cơ khí cho mọi lĩnh vực của nghành kinh tế quốc dân, việc phát triển ngành công nghệ chế tạo máy đang là mối quan tâm đặc biệt của Đảng và nhà nước ta.
    Phát triển ngành công nghệ chế tạo máy phải được tiến hành đồng thời với việc phát triển nguồn nhân lực và đầu tư các trang bị hiện đại. Việc phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm của các trường đại học.
    Hiện nay trong các ngành kinh tế nói chung và ngành cơ khí nói riêng đòi hỏi kĩ sư cơ khí và cán bộ kĩ thuật cơ khí được đào tạo ra phải có kiến thức cơ bản tương đối rộng, đồng thời phải biết vận dụng những kiến thức đó để giải quyết những vấn đề cụ thể thường gặp trong sản xuất.
    Môn học công nghệ chế tạo máy có vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo kĩ sư và cán bộ kĩ thuật về thiết kế, chế tạo các loại máy và các thiết bị cơ khí phục vụ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, điện lực .vv
    Để giúp cho sinh viên nắm vững được các kiến thức cơ bản của môn học và giúp cho họ làm quen với nhiệm vụ thiết kế, trong chương trình đào tạo , đồ án môn học công nghệ chế tạo máy là môn học không thể thiếu được của sinh viên chuyên ngành chế tạo máy khi kết thúc môn học.
    Sau một thời gian tìm hiểu và với sự chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo
    Nguyễn Đắc Lộc đến nay Em đã hoàn thành đồ án môn học công nghệ chế tạo máy Trong quá trình thiết kế và tính toán tất nhiên sẽ có những sai sót do thiếu thực tế và kinh nghiệm thiết kế, em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo trong bộ môn công nghệ chế tạo máy và sự đóng góp ý kiến của các bạn để lần thiết kế sau và trong thực tế sau này được hoàn thiện hơn .
    Em xin chân thành cảm ơn.
    Ngày 20 tháng 11 năm 2000
    SV Nguyễn Xuân Thiện.
    ​ ​ ​ THUYẾT MINH ĐỒ ÁN MÔN HỌCCÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY I-PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA CHI TIẾT
    Dựa vào bản vẽ chi tiết ta thấy gối đỡ là chi tiết dạng hộp
    Do gối đỡ là loại chi tiết quan trọng trong một sản phẩm có lắp trục .Gối đỡ
    làm nhiệm vụ đỡ trục của máy và xác định vị trí tương đối của trục trong
    không gian nhằm thực hiện một nhiệm vụ động học nào đó . Gối đỡ còn làm
    nhiệm vụ của ổ trượt .
    Trên gối đỡ có nhiều mặt phải gia công với độ chính xác khác nhau và cũng
    có nhiều bề mặt không phải gia công. Bề mặt làm việc chủ yếu là lỗ trụ F40
    Cần gia công mặt phẳng C và các lỗ F16 chính xác để làm chuẩn tinh gia công Đảm bảo kích thước từ tâm lỗ F40 đến mặt phẳng C là : 100­­­­­­+ 0,05
    Chi tiết làm việc trong điều kiện rung động và thay đổi.
    Vật liệu sử dụng là : GX 15-32 , có các thành phần hoá học sau :
    C = 3 – 3,7 Si = 1,2 – 2,5 Mn = 0,25 – 1,00
    S < 0,12 P =0,05 – 1,00
    [d]bk = 150 MPa
    [d]bu = 320 MPa
    II. PHÂN TÍCH TÍNH CÔNG NGHỆ TRONG KẾT CẤU CỦA CHI TIẾT
    Từ bản vẽ chi tiết ta thấy :
    -Gối đỡ có đủ độ cứng vững để khi gia công không bị biến dạng có thể dùng chế độ cắt cao , đạt năng suất cao
    -Các bề mặt làm chuẩn có đủ diện tích nhất định để cho phép thực hiện nhiều nguyên công khi dùng bề mặt đó làm chuẩn và đảm bảo thực hiện quá trình gá đặt nhanh .
    Chi tiết gối đỡ được chế tạo bằng phương pháp đúc . Kết cấu tương đối đơn giản , tuy nhiên cũng gặp khó khăn khi khoả 4 bề mặt bích do không gian gá dao hẹp.

    Các bề mặt cần gia công là :
    1. Gia công bề mặt phẳng C với độ bóng cao để làm chuẩn tinh cho nguyên công sau .
    2. Gia công 4 lỗ F16 một lần trên máy tiện nhiều trục ,trong đó 2 lỗ chéo nhau là phảI gia công tinh để lầm chuẩn tinh gia công cho nguyên công sau .
    3. Gia công các mặt bích đảm bảo việc gá lắp chặt khi làm việc .
    4. Phay 2 mặt phẳng đầu lỗ trụ F40.
    5. Khoả mặt bích và khoan lỗ 8 làm lỗ dẫn dầu bôi trơn bề mặt ngõng trục.
    6. Khoét, doa lỗ 40 đảm bảo độ bóng và chính xác cho chi tiết ,vì bề mặt này là là bề mặt làm việc chính .
    III-XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT
    Muốn xác định dạng sản xuất trước hết ta phải biết sản lượng hàng năm của chi tiết gia công . Sản lượng hàng năm được xác định theo công thức sau :
    N = N1.m (1+[​IMG])
    Trong đó
    N- Số chi tiết được sản xuất trong một năm
    N1- Số sản phẩm được sản xuất trong một năm (5000 chiếc/năm)
    m- Số chi tiết trong một sản phẩm
    a- Phế phẩm trong xưởng đúc a =(3-:-6) %
    b- Số chi tiết được chế tạo thêm để dự trữ b =(5-:-7)%
    Vậy N = 5000.1(1 +[​IMG]) =5500 chi tiết /năm
    Trọng lượng của chi tiết được xác định theo công thức
    Q1 = V.g (kg)
    Trong đó
    Q1- Trọng lượng chi tiết


    g - Trọng lượng riêng của vật liệu ggang xám= 6,8-:-7,4 Kg/dm3
    V - Thể tích của chi tiết
    V = VĐ+ VTR+2.VG
    VĐ- Thể tích phần đế
    VTR-Thể tích thân trụ rỗng
    VG- Thể tích gân
    V - Thể tích của chi tiết
    Vđ = 160.120.30 = 576000 mm3
    VTR = ( 402 - 202 ).120.3,14 = 452160 mm3
    VG = 120.20.70 - 3,14.30.402 = 67520 mm3
    V = 576000 + 452160 + 67520 = 1095680 mm3 =1,096 dm3
    Vậy Q1 = V.g = 1,096.7,2 = 7,9 (kg)
    Dựa vào N & Q1 bảng 2 (TKĐACNCTM) ta có dạng sản xuất là dạng sản xuất hàng khối.
    IV- XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI VÀ THIẾT KẾ BẢN VẼ CHI TIẾT LỒNG PHÔI
    1- Xác định phương pháp chế tạo phôi
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...