Đồ Án Tính toán thiết kế cầu trục tải trọng 12 tấn

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    (Đồ án hoàn chỉnh, chi tiết, dài 130 trang, có thể copy chỉnh sửa)

    MỤC LỤC

    Nội dung Trang

    Đề tài 1

    Mục lục 2

    Lời nói đầu 3

    Nhận xét của Giáo viên 4

    PHẦN I:

    GIỚI THIỆU VỀ CẦU TRỤC VÀ MỤC TIÊU THIẾT KẾ. 5ư17

    1.1 TỔNG QUAN VỀ MÁY NÂNG CHUYỂN 5

    1.2 GIỚI THIỆU VỀ CẦU TRỤC 6ư13

    1.3 NHIỆM VỤ VÀ MỤC TIÊU THIẾT KẾ 14ư17

    PHẦN II:

    TÍNH TOÁN CÁC CƠ CẤU CHÍNH 18ư124

    2.1 CHỌN PHƯƠNG ÁN VÀ TÍNH TOÁN CƠ CẤU NÂNG. 18 ư48

    2.1.1 Chọn phương án cho cơ cấu nâng. 18ư21

    2.1.2 Tính cơ cấu nâng. 21ư48

    2.2 TÍNH CƠ CẤU DI CHUYỂN XE CON 49ư75

    2.2.1. Chọn sơ đồ tính và các thông số cơ bản. 49

    2.2.2. Tính cơ cấu di chuyển. 50ư54

    2.2.3. Thiết kế bộ truyền trong hộp, bánh răng trụ - thẳng. 54ư67

    2.2.4. Thiết kế bộ truyền ngoài hộp, bánh răng trụ - thẳng 68ư75

    2.3. TÍNH CƠ CẤU DI CHUYỂN CẦU 76ư115

    2.3.1. Chọn sơ đồ tính và các thông số cơ bản. 76ư78

    2.3.2. Tính cơ cấu di chuyển cầu. 78ư83

    2.3.3. Thiết kế bộ truyền bánh răng hở. 83ư106

    2.3.4. Tính chọn khớp nối. 107ư111

    2.3.5. Tính chọn then 112ư115

    2.3.6. Tính trục truyền 122

    2.4. TÍNH KẾT CẤU THÉP CỦA CẦU TRỤC 123ư131

    2.4.1. Tính dầm chính. 123ư128

    2.4.2. Tính tán dầm cuối 129ư131

    Tài liệu tham khảo 132



    PHẦN I:

    GIỚI THIỆU VỀ CẦU TRỤC VÀ MỤC TIÊU THIẾT KẾ.


    1.1 TỔNG QUAN VỀ MÁY NÂNG CHUYỂN


    1.1.1 Khái niệm: Máy nâng chuyển là các loại máy công tác dùng để thay đổi vị trí của đối tượng công tác nhờ thiết bị mang vật trực tiếp như móc treo, gầu ngoạm, hoặc gián tiếp như băng tải, xích tải, con lăn, đường ống v.v

    1.1.2 Phân loại: Theo tính chất làm việc thì máy nâng chuyển được chia làm 2 loại chính:

    - Máy vận chuyển liên tục: Ở các loại máy này vật phẩm được di chuyển thành dòng ổn định và liên tục. Có thể bốc rỡ ngay trong quá trình vận chuyển.

    Máy vận chuyển liên tục được phân thành 2 nhóm:

    + Vận chuyển liên tục có bộ phận kéo, như băng tải, xích

    + Máy vận chuyển liên tục có bộ phận kéo, như hệ thống đường lăn, ống dẫn.

    - Máy vận chuyển theo chu kỳ: Đặc trưng của loại máy này hoạt động có tính chất chu kỳ (luôn phiên giữa thời kỳ làm việc và thời gian nghỉ ) của cơ cấu máy. Phần chủ yếu của máy vận chuyển theo chu kỳ là máy trục. Máy trục được chia ra làm 3 nhóm lớn.

    + Máy trục đơn giản như kích, tời, pa lăng.

    + Máy trục thông dụng, như cầu trục cần cẩu.

    + Máy trục đặc chủng: Đó là loại máy dùng riêng theo yêu cầu nào đó như thang máy, trục bến cảng.


    1.2 GIỚI THIỆU VỀ CẦU TRỤC


    1.2.1 Khái niệm: Cầu trục là tên gọi chung của máy trục chuyển động trên hai đường ray cố định trên kết cấu kim loại hoặc tường cao để vận chuyển các vật phẩm trong khoảng không (khẩu độ) giữa hai đường ray đó.

    Đặc điểm về cầu trục:

    Cầu trục là một loại máy trục có phần kết cấu thép (dầm chính) liên kết với hai dầm ngang (dầm cuối), trên hai dầm ngang này có 4 bánh xe để di chuyển trên hai đường ray song song đặt trên vai cột nhà xưởng hay trên dàn kết cấu thép. Cầu trục được sử dụng rất rộng rãi và tiện dụng để nâng hạ vật nâng, hàng hoá trong các nhà xưởng, phân xưởng cơ khí, nhà kho bến bãi.

    Dầm cầu được gọi là dầm chính thường có kết cấu hộp hoặc dàn, có thể có một hoặc hai dầm, trên đó có xe con và cơ cấu nâng di chuyển qua lại dọc theo dầm chính. Hai đầu của dầm chính liên kết hàn hoặc đinh tán với hai dầm cuối, trên mỗi dầm cuối có hai cụm bánh xe, cụm bánh xe chủ động va cụm bánh xe bị động. Nhờ cơ cấu di chuyển cầu và kết hợp cơ cấu di chuyển xe con (hoặc palăng) mà cầu trục có thể nâng hạ ở bất cứ vị trí nào trong không gian phía dưới mà cầu trục bao quát.

    Xét về tổng thể cầu trục gồm có phần kết cấu thép (dầm chính, dầm cuối, sàn công tác, lan can), các cơ cấu cơ khí (cơ cấu nâng, cơ cấu di chuyển cầu và cơ cấu di chuyển xe con) và các thiết bị điều khiển khác.

    Dẫn động cầu trục có thể bằng tay hoặc dẫn động điện. Dẫn động bằng tay chủ yếu dùng trong các phân xưởng sửa chữa, lắp ráp nhỏ, nâng hạ không thường xuyên, không đòi hỏi năng suất và tốc độ cao. Dẫn động bằng điện cho các loại cầu có tải trọng nâng và tốc độ nâng lớn sử dụng trong các phân xưởng lắp ráp và sửa chữa lớn.

    Cầu trục được chế tạo với tải trọng nâng từ 1 đến 500 t; khẩu độ dầm cầu đến 32m; chiều cao nâng đến 16m; tốc độ nâng vật từ 2 đến 40 m/ph; tốc độ di chuyển xe con đến 60m/ph và tốc độ di chuyển cầu trục đến 125 m/ph. Cầu trục có tải trọng nâng thường được trang bị hai hoặc ba cơ cấu nâng vật: một cơ cấu nâng chính và một hoặc hai cơ cấu nâng phụ.Tải trọng nâng của loại cầu trục


    1.2.2 Phân loại cầu trục:

    Cầu trục được phân loại theo các trường hợp sau:

    a. Theo công dụng.

    Theo công dụng có các loại cầu trục có công dụng chung và cầu trục chuyên dùng.

    - Cầu trục có công dụng chung: có kết cấu tương tự như các cầu trục khác, điểm khác biệt cơ bản của loại cầu trục này là thiết bị mang vật đa dạng, có thể nâng được nhiều loại hàng hoá khác nhau. Thiết bị mang vật chủ yếu của loại cầu trục này là móc treo để xếp dỡ, lắp ráp và sửa chữa máy móc. Loại cầu trục này có tải trọng nâng không lớn và khi cần có thể dùng với gầu ngoạm, nam châm điện hoặc thiết bị cặp để xếp dỡ một loại hàng nhất định.

    - Cầu trục chuyên dùng: là loại cầu trục mà thiết bị mang vật của nó chuyên để nâng một loại hàng nhất định. Cầu trục chuyên dùng được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp luyện kim với các thiết bị mang vật chuyên dùng và có chế độ làm việc rất nặng.

    b. Theo kết cấu dầm.

    Theo kết cấu dầm cầu có các loại cầu trục một dầm và cầu trục hai dầm.

    - Cầu trục một dầm: là loại máy trục kiểu cầu thường chỉ có một dầm chạy chữ I hoặc tổ hợp với các dàn thép tăng cứng cho dầm cầu, xe con cheo palăng di chuyển trên cánh dưới của dầm chữ I hoăc mang cơ cấu nâng di chuyển phía trên dầm chữ I, toàn bộ cầu trục có thể di chuyển dọc theo nhà xưởng trên đường ray chuyên dùng ở trên cao. Tất cả các cầu trục một dầm đều dùng palăng đã được chế tạo sẵn theo tiêu chuẩn để làm cơ cấu nâng hạ hàng. Nếu nó được trang bị palăng kéo tay thì gọi là cầu trục một dầm dẫn động bằng tay, nếu được trang bị palăng điện thì gọi là cầu trục một dầm dẫn động bằng điện.

    _______________________________________________

    _______________________________________________

    _______________________________________________
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...