Đồ Án tính toán thiết kế: CẦN TRỤC THÁP TỰ NÂNG XÂY DỰNG Q = 10 (T)

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 2 :KẾT CẤU THÉP CẦN CỦA CẦN TRỤC THÁP
    4.1. Giới thiệu:
    - Trong quá trình tính toán, thiết kế cần trục tháp, kết cấu tháp là thành phần chịu lực lớn nhất chủ yếu khi thiết kế và cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
    Ÿ Kết cấu đủ bền và ổn định.
    Ÿ Hình dáng phân bố hợp lý để giảm nhẹ trọng lượng cần trục.
    - Cụ thể ở cần trục tháp phục vụ trong các công trình xây dựng, khi thiết kế phải đảm bảo tính bền vững và an toàn. Do cần trục tháp phần lớn làm việc ở ngoài trời và chiều cao nâng rất lớn nên rất cần thiết phải tính toán hình dáng kết cấu để giảm bớt trọng lượng, giảm moment mất cân bằng do trọng lượng cần giảm khoảng không chắn gió, tính ổn định cao khi hoạt động. Do vậy việc chọn kết cấu dàn là hợp lý. Để liên kết các thanh dàn sử dụng các thép định hình hàn lại với nhau, hàn trực tiếp, dùng bản mã và có thể dùng một số mối ghép đinh tán tại một số vị trí hợp lý.
    4.2 . Tính toán kết cấu tháp cần:
    - Chiều cao nâng của cần trục đang được thiết kế là Hmax = 53 (m) và sức nâng lớn nhất cần trục làm việc ở Hmax là Qmax = 10 (T).
    - Dựa vào máy mẫu đã có kích thước và trọng lượng cần như sau:
    Ÿ Trọng lượng cần: Gc = 75500 (N).
    Ÿ Các thông số kích thước cho dưới:




    1600
    40000


    2100 1400
    HÌNH 4.1
    Xác định các tải trọng tính toán và tổ hợp của chúng.


    4.2.1. Sơ đồ tính:








    - Cần được liên kết với tháp bằng các liên kết bulong (có thể bằng khớp) cố định và đầu còn lại của cần được treo vào thanh giằng nối đỉnh tháp của cần trục. Như vậy việc tính toán cần có thể đưa từ sơ đồ thật thành sơ đồ tính toán.
    - Xem cần là một thanh đơn trùng với trục cần.
    - Xem các lực tác dụng đặt trực tiếp vào cần.
    - Khi tính toán các tiết diện thanh thì nên dùng sơ đồ tính toán lý thuyết.
    - Khi đó xem các thanh được biểu diễn như đường thẳng. Trục thanh và các lực xem như đặt trực tiếp vào trục thanh.
    - Trong mặt phẳng thẳng đứng, cần là một dầm consol tựa trên 2 gối:
    Ÿ Gối cố định: khớp bản lề ở đuôi cần.
    Ÿ Gối treo: liên kết với thanh giằng ở đầu cần.
    - Khi tính toán cần trục tháp thường tính theo phương pháp trạng thái giới hạn về độ bền và tính ổn định của chúng, không tính đến độ bền mỏi bời vì cần trục tháp thường xuyên làm việc ở chế độ nhẹ và trung bình.
    - Các thông số kỹ thuật:
    Ÿ Trọng lượng xe con gồm cả móc treo: 0,39 (T).
    Ÿ Trọng lượng cần : Gc = 7,55 (T).
    Ÿ Trọng lượng hàng : Q = 10 (T).
    Ÿ Tốc độ quay của cần trục : 0,47 (v/ph).
    Ÿ Vận tốc di chuyển xe con : vx =31.5 (m/ph).


    4.2.2. Lập bảng tổ hợp tải trọng :
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...